Hiện nay, trên nhiều tuyến phố của Thủ đô không khó để bắt gặp hình ảnh người dân lao động mưu sinh ngay cạnh bốt điện (trạm biến áp), tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Những trạm biến áp này nhìn bên ngoài có vẻ rất an toàn. Tuy nhiên, khi phát nổ chúng sẽ biến thành "ngọn đuốc sống" với sức tàn phá cực kỳ lớn.
Trước đó; khoảng 14h30 phút ngày 17/11, trạm biến áp trước trụ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan ban ngành quận Hà Đông (Hà Nội) đã xảy ra nổ lớn. Sau tiếng nổ, lửa bùng lên dữ dội.
Hậu quả, vụ nổ khiến ông Vũ Đình Thái (SN 1953) và vợ là bà Nguyễn Thị Hạnh (SN 1959) cùng trú tại số 49 (đường Lê Lợi, phường Nguyễn Trãi, Hà Đông), đang bán nước cạnh đó văng ra ngoài. Ba người khách ngồi uống nước cũng bị ảnh hưởng. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu tại Viện bỏng Quốc gia. Được biết, trong quá trình điều trị đã có 1 nạn nhân tử vong do vết thương quá nặng.
Hiện nay trên nhiều tuyến phố của Thủ đô, không khó bắt gặp hình ảnh các trạm biến áp nằm ngay trong khu dân cư đông đúc. |
Dưới chân các trạm biến áp, người dân bày bán rất nhiều các loại hàng hóa. |
Trạm biến áp trở thành quán trà đá - nơi có rất nhiều khách hàng qua lại. |
Trạm biến áp trở thành nơi dán quảng cáo, phía bên cạnh là một cửa hàng tạp hóa. |
Trạm biến áp trở thành bến đỗ của những người lái xe ôm trong lúc vắng khách (Ảnh chụp tại phố Đồng Xuân, Hà Nội). |
Theo quy định đối với những trạm biến áp treo, khoảng cách tối thiểu để đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn trạm điện là từ 2 - 3m. Người dân không được tự ý xây dựng nhà ở, công trình và trồng các cây cao hơn 2m trong hành lang an toàn trạm điện, không xâm phạm đường ra vào cửa trạm.
|
Nhiều người dân không lường trước được những nguy hiểm khi mưu sinh cạnh trạm biến áp. |
Nam Nguyễn