• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hình ảnh xúc động ngày lễ Vu lan báo hiếu

Văn hoá 19/08/2018 16:42

(Tổ Quốc) -Tối 18-8 (tức 8-7 âm lịch), hàng trăm Phật tử và người dân đã đến dự lễ Vu lan tại chùa Bằng A (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) cầu an cho cha mẹ, ông bà tổ tiên tạo nên một không khí ấm áp, ngập tràn tình yêu thương.

Tối 18-8 (tức 8-7 âm lịch), hàng trăm Phật tử và người dân đã đến dự lễ Vu lan tại chùa Bằng A (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) cầu an cho cha mẹ, ông bà tổ tiên tạo nên một không khí ấm áp, ngập tràn tình yêu thương.

Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm cùng chư tôn đức Tăng bản tự và sự tham dự gần 1000 tăng ni phật tử đã có mặt tham dự lễ Vu Lan báo hiếu.

Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm cho biết: “Vu Lan - báo hiếu là một trong những ngày lễ thiêng liêng cao quý của Phật Giáo. 

Tới tham dự còn có ông Phạm Tất Thắng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Vợ chồng NSND Lan Hương - Đỗ Kỷ.
Trong ngày lễ Vu lan, bạn có thể đi chùa để thắp hương và cầu xin cho cha mẹ mình. Còn với những ai không may mắn khi cha mẹ qua đời thì hãy cầu xin cho cha mẹ được an nghỉ nơi suối vàng.

 
Phật tử thành tâm lắng nghe lại lời dạy của Đức Thế Tôn về ý nghĩa của Đại lễ Vu Lan nhắc nhở mỗi người bài học của lòng hiếu nghĩa với các bậc sinh thành dưỡng dục. 

Theo giáo lý Phật dạy, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đấng sinh thành của mỗi người có nhiều cách khác nhau. Vào ngày này, các phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...

Nhiều người đã khóc khi nghĩ lại những việc trong quá khư về cha mẹ.
Nghi thức gắn bông hồng cài áo còn gắn liền với niềm hạnh phúc vô bờ bến cho những ai còn cha, còn mẹ. Bông hồng màu Đỏ cho người còn cha, mẹ. Bông hồng màu Hồng cho những ai mất Mẹ và Bông hồng màu Trắng cho những ai mất cả cha lẫn mẹ.

Đến với Lễ cài hoa hồng, những người con Phật được nghe lại tích xưa về tấm gương hiếu để của Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi âm cung. Đó là một sự tích của ngày Rằm tháng Bảy mang  ý nghĩa hướng tâm làm việc thiện trong đời sống tinh thần của người Việt.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết: "Khi người con nhìn hoa hồng chính là nhìn về huyết thống của mình, nhìn về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ để tự vấn lương tâm của mình, mình đã làm tròn đạo hiếu của mình hay chưa. Từ đó phát triển đạo lý của mỗi người con Phật".

Từ câu chuyện cứu mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên trong kinh Vu Lan đã làm dấy lên lòng kính trọng cha mẹ của mỗi một người con Phật. 

Hơn thế nữa, nghi thức Bông hồng cài áo còn là dịp thắp lên ngọn lửa ấm áp của lòng nhân từ, để lan tỏa ngọn lửa tình thương trong cuộc sống.

Ngoài nghi lễ Bông hồng cài áo, nghi thức dâng trà cảm tạ công ơn dưỡng dục được cử hành trang trọng
Những người con dân lên cha mẹ chén trà thơm như một lời cảm tạ về công ơn trời bể của cha mẹ.

Bảo Trung

NỔI BẬT TRANG CHỦ