Năm 2000, thực hiện NQTƯ 5 (khoá VIII) với nhiệm vụ trọng tâm là “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã được phát động sâu rộng trên địa bàn tỉnh.
Năm 2000, thực hiện NQTƯ 5 (khoá VIII) với nhiệm vụ trọng tâm là “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã được phát động sâu rộng trên địa bàn tỉnh.
Trong 8 nội dung của phong trào, vấn đề xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa quan trọng, yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của cả phong trào lớn. Tỉnh ta đã triển khai nhiều mô hình thí điểm, từ đó nhân rộng các điển hình hay, tiên tiến. Một số mô hình tiêu biểu như: mô hình xã, phường không có tệ nạn xã hội, phòng - chống bạo lực gia đình, mô hình củng cố gia đình văn hoá, tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam, CLB gia đình hạnh phúc... Bước đầu, các mô hình này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần khơi dậy các giá trị văn hoá, phòng ngừa TNXH, lưu giữ những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp.
Để đảm bảo việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái, mô hình gia đình ít con theo tiêu chí “dù gái hay trai chỉ hai là đủ” đã được nhân dân hưởng ứng. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 78% (năm 2009), tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm còn dưới 5%, tỷ lệ dân số tự nhiên giữ vững ở mức từ 1 - 1,2%. ổn định quy mô dân số giúp trẻ em được chăm sóc tốt hơn, các công trình phúc lợi xã hội nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu người dân. Bên cạnh đó, phong trào thi đua SX-KD giỏi diễn ra sôi nổi giữa các hộ gia đình, tạo thành động lực thúc đẩy nền kinh tế. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm xuống còn 14%, đời sống người dân được nâng lên đáng kể. Đến năm 2010, số hộ dân được sử dụng điện lưới đạt 96,5%, 80% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 73% xóm bản có nhà văn hoá...
Phong trào xây dựng gia đình văn hoá được triển khai sâu rộng đến 100% xã, phường, thị trấn và được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Hiệu quả phong trào thể hiện rõ rệt ở đời sống kinh tế - văn hoá của người dân. Các tệ nạn xã hội được hạn chế, tình trạng bạo lực gia đình giảm dần, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng khăng khít...
Đánh giá về hiệu quả phong trào sau 10 năm triển khai, đồng chí Đinh Văn Hoà, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình cho biết: Phong trào xây dựng gia đình văn hoá đã được nhân dân đồng tỉnh hưởng ứng, từ đăng ký đến bình xét gia đình văn hoá hàng năm được tiến hành công khai, dân chủ. Số hộ gia đình văn hoá tăng lên cả về số lượng, chất lượng. Năm 2000, toàn tỉnh mới có 51,36% số hộ đạt văn hoá, đến năm 2009 đã đạt 78,6%, phấn đấu năm nay sẽ có 80% số hộ trong toàn tỉnh đạt gia đình văn hoá.
Theo HB