• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hoà Bình: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024 giảm từ 2,5-3%

Kinh tế 13/12/2023 17:04

(Tổ Quốc) - Trong năm 2024, Hoà Bình đặt mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu dự kiến phấn đấu có 06 xã khu vực III thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 2,5-3%. Trong đó các xã đặc biệt khó khăn bình quân mỗi năm giảm từ 4-4,5%.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, năm 2023, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. 

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành được quan tâm thực hiện và phát huy hiệu quả đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành chương trình từ cấp tỉnh đến cơ sở tạo được sự thống nhất cao trong chỉ đạo điều hành. Hệ thống bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình được phát huy hiệu quả trong việc tổ chức, triển khai thực hiện, đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành chương trình từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Công tác tuyên truyền về chương trình mục tiêu Quốc gia luôn được cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện bảo đảm an sinh xã hội là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới. 

Hoà Bình: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024 giảm từ 2,5-3% - Ảnh 1.

Hòa Bình xây dựng, nhân rộng các mô hình sinh kế vì mục tiêu giảm nghèo bền vững

Trong năm 2023, tiếp tục hoàn thiện thể chế hoá các Nghị định, văn bản của Trung ương sau khi được điều chỉnh, bổ sung ban hành đến địa phương về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách đảm bảo phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 

Phối với với các cơ quan báo, tạp chí tuyên truyền về các nội dung thực hiện triển khai trong năm đối với Chương trình; mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân, hướng tới mục tiêu thực hiện an sinh xã hội toàn dân; khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của mỗi người dân; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính sách an sinh xã hội, với nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, bảo đảm để Nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. 

Tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số nhất là đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ cộng đồng, người có uy tín để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Chương trình mục tiêu quốc gia; chú trọng tập trung đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng cường đưa các tin, bài trên các chuyên trang, chuyên mục, kịp thời đưa tin về những mô hình hay, những đơn vị, cơ sở, địa phương, cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao trong tổ chức thực hiện. 

Thông báo công khai kế hoạch, danh mục và vốn đầu tư của Chương trình để nhân dân, cộng đồng biết và cùng chung tay thực hiện, đồng thời tự kiểm tra, giám sát; chủ động, tích cực, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực nhằm phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Trong năm 2023, tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo nguồn vốn Trung ương cấp, xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ các cấp triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch thực hiện năm 2023. Mục đích đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, trang bị kiến thức, kỹ năng triển khai thực hiện Chương trình cho cộng đồng, cán bộ các cấp về Quy trình triển khai dự án, tiểu dự án của Chương trình; quy trình, kỹ năng làm chủ đầu tư, công tác duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư, nghiệp vụ đấu thầu, quản lý tài chính và thanh quyết toán; quy trình lập kế hoạch; kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình và các kỹ năng về phát triển cộng đồng; tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của  Nhà nước trên địa bàn các xã, thôn xóm thuộc diện đầu tư của Chương trình.

Năm 2023, tổng kinh phí phân bổ cho Chương trình là 1.268.963 triệu đồng, trong đó: Kinh phí năm 2022 chuyển nguồn sang thực hiện năm 2023 là 377.713 triệu đồng; kế hoạch năm 2023 là 891.250 triệu đồng. Kết quả thực hiện giải ngân luỹ kế đến ngày 20/11/2023: Vốn đầu tư đã giải ngân được 298.560 triệu đồng đạt 47,55% so với kế hoạch giao, dự kiến đến hết năm 2023 giải ngân đạt 80% kế hoạch; vốn sự nghiệp giải ngân được 113.612 triệu đồng, đạt 20,17% so với kế hoạch giao, dự kiến đến hết năm 2023 giải ngân trung bình các dự án đạt 50% kế hoạch.

Thực hiện các mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình, giai đoạn 2021-2025 giảm 33 số xã ĐBKK, 50% số thôn đặc biệt khó khăn. Số xã đặc biệt khó khăn trong giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định 861/QÐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ là 59 xã. Tính đến hết năm 2023 toàn tỉnh đã giảm 14/59 xã đặc biệt khó khăn còn lại 45 xã đặc biệt khó khăn.

Kết quả trong năm 2023, đã thực hiện phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn sự nghiệp đảm bảo 100% cho các đơn vị cấp Sở, ngành và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện. Dự kiến có 06 xã khu vực III thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.  Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số bình quân giảm từ 2,5- 3%, trong đó các xã đặc biệt khó khăn bình quân giảm từ 4,0%-4,5%.

Trong năm 2024, mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu dự kiến phấn đấu có 06 xã khu vực III thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 2,5-3%. Trong đó các xã đặc biệt khó khăn bình quân mỗi năm giảm từ 4-4,5%. 

Cụ thể, cần tập trung thực hiện các giải pháp: Tiếp tục chỉ đạo các Sở, Ban, ngành có liên quan tham mưu thể chế các văn bản quy định của trung ương để triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh về quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh kế hoạch năm 2022 kéo dài thực hiện sang năm 2023 và kế hoạch năm 2023 được kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024. 

Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh kế hoạch năm 2024; thực hiện phân bổ chi tiết kinh phí vốn đầu tư phát triển và sự nghiệp kế hoạch năm 2024 cho các đơn vị, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ theo quy định. Thực hiện việc rà soát giao chỉ tiêu kế hoạch phấn đấu số xã, thôn, xóm thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn của các huyện, thành phố đến năm 2025. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn.

Đăng Nguyên

NỔI BẬT TRANG CHỦ