• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hoạ sĩ Saeko Ando - Nghệ thuật sơn mài hút hồn tôi

13/01/2006 14:14

Từ một nữ tiếp viên hàng không Nhật Bản, tới Việt Nam, học và trở thành hoạ sĩ, tất cả với Saeko Ando đều như những tình cờ mang cái duyên số. Saeko bây giờ rất giống với phụ nữ Việt Nam, giản dị, mộc mạc, đằm thắm.

Từ một nữ tiếp viên hàng không Nhật Bản, tới Việt Nam, học và trở thành hoạ sĩ, tất cả với Saeko Ando đều như những tình cờ mang cái duyên số. Saeko bây giờ rất giống với phụ nữ Việt Nam, giản dị, mộc mạc, đằm thắm.

Chị nói rằng mọi ngã rẽ trong cuộc đời mình đều là sự tình cờ, việc tìm đến với nghệ thuật sơn mài truyền thống Việt Nam có là ngoại lệ?

Năm 1995, tôi tới Việt Nam trong một chuyến du lịch. Tôi mua một vài bức sơn mài trong một khu phố cổ của Hà Nội nhưng đó lại chỉ là tranh hàng chợ, chất lượng rất kém, chúng bong rất nhanh và tôi thấy tiếc, bởi làm ra được những tác phẩm này cũng tốn không ít thời gian mà độ bền lại không cao.

Vì sao? Câu hỏi ấy cứ ám ảnh khiến tôi muốn tìm hiểu đến tận cùng về môn nghệ thuật mà người ta vẫn ca tụng. Thật may, tôi được gặp Trịnh Tuân, một hoạ sỹ người Việt Nam, rất đam mê tranh sơn mài truyền thống.

Xem xong một bức tranh mà hoạ sỹ Trịnh Tuân đưa cho, tôi lập tức bị chinh phục và tự nhủ, mình sẽ theo đuổi môn nghệ thuật này.

Tranh sơn mài truyền thống và những cây sơn Việt Nam đều đang đứng trước những thách thức và nguy cơ bị lấn át bởi thời đại công nghiệp. Seako có biết điều đó?

Sơn truyền thống, người Việt vẫn gọi là sơn ta, màu không sặc sỡ nhưng có độ sâu và đậm nét hơn, đặc biệt sau khi vẽ, sờ không bị dính, càng để lâu, lớp sơn càng chắc, trong và sáng lên. Đó là loại sơn sáng và quý.

Tôi thật sự lo lắng khi nghĩ đến chuyện sẽ không còn tồn tại một dòng tranh sơn mài truyền thống. Điều đó khiến tôi quyết tâm hơn để khôi phục và phát triển nghệ thuật này.

Có ai nói rằng chị mạo hiểm với một quyết tâm như vậy, nhất là tại nơi đất khách quê người?

"Tôi sống và dần trở thành một phụ nữ Việt Nam. Những đứa con của tôi, không chỉ biết nói tiếng Nhật, tiếng Anh mà còn nói rất sỏi tiếng Việt.

Bánh chưng, dưa hành, bún đậu mắm tôm, những món ăn dân dã của Việt Nam, cũng gắn bó với tôi. Tranh sơn mài cũng vậy, tôi bị chinh phục từ cái nhìn đàu tiên. Tôi sẽ sống ở Việt Nam đến hết cuộc đời", Saeko Ando tâm sự.

Chính tôi cũng có lúc nghĩ như vậy, nhưng rồi có lẽ vì sức hút của nghệ thuật sơn mài Việt Nam khiến tôi không những thích mà còn đam mê. Tôi từng dành nhiều thời gian để đi lên vùng núi Tam Thanh, Phú Thọ, tìm hiểu về cách lấy sơn sống của nhân dân nơi đó. Càng hiểu, càng ngắm càng thấy yêu.

Và chị còn rất bạo dạn khi mở lớp dạy về nghệ thuật sơn mài truyền thống, trong đó có cả người Việt Nam theo học?

Thực lòng tôi lo ngại, nghề tranh sơn mài Việt Nam đang dần mai một. Trên thị trường chỉ thấy dòng tranh công nghiệp độc chiếm với số lượng khổng lồ, tranh bằng sơn ta quá hiếm.

Càng ngày những nghệ nhân pha sơn truyền thống càng ít đi, những cây chè, cây thuốc được thay thế cho những cây sơn.

Tôi mở lớp từ năm 2004 với mục đích giới thiệu tranh sơn mài Việt Nam ra thế giới đặc biệt đưa nó vào thị trường Nhật Bản.

Q.T (Theo LĐTĐCT)

NỔI BẬT TRANG CHỦ