Hoạ sĩ Tạ Minh đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, không biết có phải vì thế mà chất “thiền” trong tranh của ông được giới nghệ sĩ đánh giá cao. Tuy nhiên, “thiền” trong tranh Tạ Minh không phải là cái gì quá xa vời mà rất chân thật, giản dị, đúng như lời ông nói: “Ngồi trước giá vẽ, tôi trút bỏ tất cả những hư ảo và vô cảm. Tôi nghĩ về con người và “thổi hồn” vào đó một cách thật chỉn chu”.
Hoạ sĩ Tạ Minh đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, không biết có phải vì thế mà chất “thiền” trong tranh của ông được giới nghệ sĩ đánh giá cao. Tuy nhiên, “thiền” trong tranh Tạ Minh không phải là cái gì quá xa vời mà rất chân thật, giản dị, đúng như lời ông nói: “Ngồi trước giá vẽ, tôi trút bỏ tất cả những hư ảo và vô cảm. Tôi nghĩ về con người và “thổi hồn” vào đó một cách thật chỉn chu”.
Những ngày rong ruổi đi đâu đấy?
Tôi xem tranh ông nhiều nhưng biết ông khá muộn. So với những bức tranh bộn bề chi tiết đời sống và đẫm vị gừng già của một con mắt tinh tường, cộng với sự trải đời, đầy đặn trong từng bức hoạ, bề ngoài Tạ Minh có dáng vẻ thanh thản của một người mà bất cứ biến động gì cũng không thể làm thay đổi tâm thái ấy.
Tôi bất ngờ gặp ông rong ruổi trên phố cổ Hà thành. Tôi đồ rằng, ông đang “âm mưu” đi tìm cảm xúc cho một “đứa con tinh thần” nào đấy. Với Tạ Minh, hội hoạ bám đuổi theo ông hay ông bám đuổi theo hội hoạ không phải là điều quá quan trọng. Cái Tạ Minh tìm tòi và bám riết trong ngót đời người là cảm xúc sáng tạo, để rồi một ngày nào đó bên giá vẽ, ông quên đi hay nhớ lại những thứ mình đã gặp rồi trải lòng với muôn sắc màu đậm nhạt.
Ông vẫn hay đọc câu thơ có dấu hỏi: “Những ngày rong ruổi đi đâu đấy?” để tự hỏi mình đi đâu? làm gì? vẽ gì? Tất nhiên, với Tạ Minh, không có địa hạt nào xa lạ để ông chọn lựa sáng tác. Tranh của ông thuộc tất cả các thể loại, chất liệu: sơn mài, sơn khắc, sơn dầu... và với bất cứ chất liệu nào, ông cũng “đẻ mắn” không kém những nghệ sĩ đang sức dài vai rộng.
Tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp khoá đầu tiên (1971), Tạ Minh về làm việc cho Trung tâm mỹ thuật của Đài truyền hình Việt
Quả là “những ngày rong ruổi đi đâu đấy?” đã giúp Tạ Minh có được chất liệu và cứ liệu hiện thực để bình tâm, ngẫm nghĩ và “thiền” trước giá vẽ.
![]() |
Tranh "Uống rượu cần" của hoạ sĩ Tạ Minh. |
Về với hiên nhà, tóc bạc sương...
Cái sự đi của Tạ Minh dường như là thứ đam mê vô tận. Không chỉ những vùng đất lạ mà biết bao thân phận lạ lẫm hẩm hút đã in dấu sâu đậm trong lòng người yêu tranh. Nhưng có một thứ chìm khuất ở Tạ Minh mà ít người biết tới. Đó là sự kén chọn đến khó tính ở một ông già làm nghệ thuật. Trong mỗi bức tranh ông vẽ, nhất nhất phải có hồn, nhịp điệu sống của con người trên từng xentimét màu dù đậm hay nhạt, sắc tố hay hư ảo...
Có ai tin được rằng, khi về hưu (năm 2000) là lúc Tạ Minh thanh thản với đời để nghỉ ngơi dưỡng sức. Không cho phép mình như vậy, ông bắt đầu cho một “cuộc hồi sinh hội hoạ”, khởi đầu cho những đam mê sáng tạo đến tột cùng khi tóc đã muối tiêu. “Khởi nghiệp” từ năm 2000, đến nay, “gia tài” lớn nhất của ông là hơn 300 bức hoạ với đủ mọi chất liệu. Triển lãm cá nhân đầu tiên của ông vào năm 2001 đã tạo đà cho những thăng hoa về sau.
Có ai ngờ rằng, một ông già tuổi 70 lại thích “khoe mình”. ấy là ông “khoe” với tôi về triển lãm lần 2 này với những bức hoạ tinh tế. Hoạ sĩ Chính Đức khi đến thăm triển lãm của Tạ Minh đã phải thốt lên: “Chỉn chu quá, tuyệt vời...!”. Còn Tạ Minh thì bắt đầu trầm ngâm về những thân phận trong những bức hoạ đang được rọi sáng treo trên mảng tường nhẵn nhụi. Tôi chợt phát hiện ra trên khuôn mặt Tạ Minh có những điều khiến ông day dứt. ông thổ lộ, nhiều phận người đi qua đời ông, ông thấy họ khổ quá, sống thiếu thốn cả những điều tối thiểu. Đó là người dân quê lam lũ, những phận cô đồng hẩm hiu chốn thuỷ tận, những miền sơn cước tít tắp mù xa...
Nhìn tranh Tạ Minh, người ta thấy vui buồn lẫn lộn. Đó phải chăng cũng là hồn cốt, phong thái của một quân tử sống đĩnh đạc với đời. Ai đã tận mắt nhìn Tạ Minh ngồi vẽ mới thấy hết những giá trị của nghệ thuật. Cái đẹp chợt đến, chợt đi níu ông vào những đêm dài thao thức. Lý trí và xúc cảm đã giúp Tạ Minh định hình một phong cách độc đáo trong “Chợ Sapa”, “Uống rượu cần”, “ Phong cảnh nông thôn”... Tất cả đã được ông “gạn lọc” ra trong và đục qua những giây phút “thiền” để minh bạch hơn với những tác phẩm “không thể định hình bằng vật chất”.
Theo KTNT