(Tổ Quốc) - Việt Nam sẽ chính thức gia nhập hai hiệp ước về internet của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Đó là Hiệp ước về quyền tác giả của WIPO (WCT) và Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm của WIPO (WPPT) tạo cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền biểu diễn và bản ghi âm, và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ. Việt Nam sẽ chính thức gia nhập hai hiệp ước về internet của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Đó là Hiệp ước về quyền tác giả của WIPO (WCT) và Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm của WIPO (WPPT) tạo cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền biểu diễn và bản ghi âm, và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ. Việt Nam sẽ chính thức gia nhập hai hiệp ước về internet của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Đó là Hiệp ước về quyền tác giả của WIPO (WCT) và Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm của WIPO (WPPT) tạo cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền biểu diễn và bản ghi âm, và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Kỷ nguyên kĩ thuật số và mạng internet cho phép con người có nhiều cơ hội tiếp cận với tác phẩm, cuộc biểu diễn, ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vào bất cứ thời gian, ở địa điểm nào. Tuy nhiên, chính những cơ hội này cũng đặt ra cho con người nhiều thách thức phải quan tâm giải quyết, trong đó có việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường số, internet.
Hội thảo “Quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số và các hiệp ước về internet của WIPO” do Cục bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tổ chức ngày 6/12 tại Hà Nội. Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan…Hội thảo góp phần cung cấp thông tin liên quan đến vai trò của quyền tác giả trong các ngành công nghiệp văn hóa, nội dung hai hiệp ước về internet của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), vai trò của thư viện trên môi trường kĩ thuật số…
Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền tác giả (ảnh Hồng Hà) |
Ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cho biết: Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ chính thức gia nhập hai hiệp ước về internet của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Đó là Hiệp ước về quyền tác giả của WIPO (WCT) và Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm của WIPO (WPPT).
Trong đó, Hiệp ước về quyền tác giả của WIPO (WCT) được thông qua tại Geneva năm 1996; gồm 25 điều, quy định những nội dung chính về quyền tác giả, phạm vi bảo hộ quyền tác giả; các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả như quyền cho thuê, quyền phân phối, quyền truyền đat tới công chúng cũng như các quy định về việc thực thi quyền. Hiệp ước tạo cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền tác giả, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ. Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (WPPT) gồm có 5 chương, 33 điều; tạo cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền biểu diễn và bản ghi âm, và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Theo bà Miuyki Monroig, chuyên viên phòng Pháp luật Quyền tác giả, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ra đời năm 1976, đến nay đã có 191 thành viên, trong đó có Việt Nam. Tổ chức này góp phần thúc đẩy hệ thống bảo vệ quyền tác giả ở phạm vi toàn cầu. Tất cả những phương thức bảo hộ quyền các tác phẩm âm nhạc, mỹ thuật, nghệ thuật…trong 20 năm qua cần được thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội, tạo ra cơ chế khuyến khích sáng tạo trong môi trường số…
Tại hội thảo, ông Jorgen Bloomqvist, Giáo sư danh dự Trung tâm Thông tin và Pháp luật, Đại học Copenhagen (Đan Mạch) là người giúp Việt Nam hoàn thiện phần bản quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi 2009 chia sẻ về tầm quan trọng của quyền tác giả, quyền liên quan với xã hội. Theo đó, quyền tác giả và quyền liên quan đã đóng góp từ 3-5% vào GDP; ngành công nghiệp bản quyền tạo ra nhiều công văn việc làm hơn các ngành khác; phát triển nhanh hơn các ngành khác. Việc bảo hộ quyền tác giả đã góp phần khuyến khích sự sáng tạo của tác giả để tạo ra nhiều tác phẩm văn hóa nghệ thuật mới; khuyến khích hoạt động kinh doanh, truyền bá các tác phẩm sao cho đảm bảo tính nguyên vẹn của tác phẩm…
NSND Thanh Hoa, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam mong muốn, qua các cuộc hội thảo về bản quyền như thế này, kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền tác giả của các nước phát triển đi trước dần đem đến suy nghĩ tích cực cho những người sử dụng các tác phẩm âm nhạc của Việt Nam.
Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động thực thi quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam thực tế còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực với các hình thức và mức độ vi phạm khác nhau, đặc biệt là trên môi trường số, internet. Do đó, Việt Nam cần sự hợp tác, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đủ để thực thi ở trong nước và hội nhập quốc tế.../.