• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch là đặc biệt quan trọng"

Thời sự 12/10/2022 08:33

(Tổ Quốc) - Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ khẳng định, Bộ VHTTDL xác định việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tổ chức triển khai và kiểm tra đánh giá hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch là đặc biệt quan trọng.

Chiều 11/10, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị giao ban sinh hoạt công tác pháp chế Bộ, ngành năm 2022. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu và Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có các đại biểu, cán bộ làm công tác pháp chế đến từ các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch là đặc biệt quan trọng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy bày tỏ vui mừng khi đây là lần thứ 2 Bộ VHTTDL đăng cai tổ chức Hội nghị giao ban sinh hoạt công tác pháp chế Bộ, ngành.

"Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch là đặc biệt quan trọng" - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc Hội nghị.

Theo Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ, Bộ VHTTDL xác định xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tổ chức triển khai và kiểm tra đánh giá hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, Bộ VHTTDL đã rất nỗ lực triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả khả quan trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả triển khai.

Đặc biệt thời gian qua, trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh nhưng Bộ VHTTDL đã rất quyết tâm chỉ đạo để xây dựng và đạt được tiến độ cũng như chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật. Bộ VHTTDL đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Quốc hội thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ... cũng như hoàn thiện hệ thống các Nghị định trình Chính phủ để hướng dẫn thi hành các luật này.

"Cho đến lúc này, chúng tôi có thể tự tin khẳng định đã đạt được tiến độ cũng như nội dung, chất lượng theo đúng quy định mà Chính phủ đã giao cho Bộ VHTTDL", Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nói.

Theo Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ, có được đạt được kết quả như vậy là nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp của Bộ Tư pháp, đặc biệt là các Bộ, ngành liên quan cũng đã hết sức hỗ trợ Bộ VHTTDL trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực của ngành.

"Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch là đặc biệt quan trọng" - Ảnh 2.

Tăng cường hơn nữa công tác tổ chức thi hành pháp luật

Tại Hội nghị, báo cáo tình hình tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, ông Lê Thanh Liêm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ VHTTDL nhấn mạnh, tổ chức thi hành pháp văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, khả năng thực thi và điều chỉnh các quan hệ xã hội của văn bản.

Tại các kết luận của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ… cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nhiều biện pháp để tăng cường công tác tổ chức thi hành pháp luật.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL thời gian qua đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, cụ thể về công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật như chỉ đạo về chuyển đổi tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý văn hóa" hay mới đây nhất là Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 274/CT-BVHTTDL về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó nhiệm vụ đầu tiên trong chỉ đạo của Bộ trưởng là thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong từng lĩnh vực chuyên môn.

"Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch là đặc biệt quan trọng" - Ảnh 3.

Ông Lê Thanh Liêm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ VHTTDL trình bày báo cáo tình hình tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch.

Trên cơ sở các thông tin, phân tích, đánh giá, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ VHTTDL đề xuất một số giải pháp có tính chất cụ thể, bước đầu nhằm tăng cường công tác tổ chức thi hành pháp luật. Trong đó, cần nghiên cứu xây dựng Luật về tổ chức thi hành pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cụ thể, đầy đủ cho công tác tổ chức thi hành pháp luật, gắn trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan trọng quá trình thực hiện.

Nâng cao chất lượng công tác lập đề nghị xây dựng văn bản, trong đó chú trọng chất lượng của Báo cáo đánh giá tác động chính sách, các số liệu phải khoa học, có căn cứ thực tiễn; gắn trách nhiệm của cơ quan, đơn vị xây dựng Báo cáo đỉnh giá tác động chính sách với quá trình xây dựng văn bản và kết quả của quá trình thực thi văn bản sau khi được ban hành.

Có Kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành, trong đó nêu rõ nội dung triển khai thực hiện, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, thời hạn hoàn thành, đầu mối tổng hợp đánh giá thời hạn sơ kết, tổng kết; những nội dung, chính sách cần đánh giá hằng năm để có biện pháp xử lý ngay nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc...

Thường xuyên tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân một cách hợp lý, khoa học thông qua các nguồn thông tin khác nhau để có cách nhìn khách quan về từng vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, xây dựng khung pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính thực sự phù hợp, mức phạt tương ứng với tính chất, mức độ vi phạm nhằm bảo đảm tính răn đe.

"Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch là đặc biệt quan trọng" - Ảnh 4.

Toàn cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến công tác pháp chế, đặc biệt là góp ý cho dự thảo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Thể hiện thế mạnh của công tác pháp chế

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu nhấn mạnh, sau thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị đã nghe 2 báo cáo chung cùng 12 lượt ý kiến phát biểu tâm huyết, thẳng thắn với nhiều đề xuất, kiến nghị, đóng góp thiết thực.

Theo Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, công tác pháp chế trong 2 năm qua tuy khối lượng công việc nhiều hơn, tính chất và yêu cầu cũng cao hơn, trong khi đội ngũ cán bộ pháp chế còn mỏng nhưng công tác pháp chế vẫn đạt được những kết quả tích cực, thể hiện rõ trong công tác xây dựng pháp luật, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, phổ biến giáo dục pháp luật cũng như tham mưu cho lãnh đạo và các đơn vị. Công tác pháp chế cũng có nhiều cải tiến, hình thành được các cách làm mới, hiệu quả.

"Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch là đặc biệt quan trọng" - Ảnh 5.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu phát biểu bế mạc Hội nghị

Tuy vậy, theo Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, công tác pháp chế vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc như chế độ chính sách chưa được cải thiện nhiều; lực lượng làm pháp chế còn ít, tuyển dụng và đào tạo khó khăn; chất lượng thực hiện một số công việc trong công tác pháp chế chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ.

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cho rằng, trong thời gian tới, công tác pháp chế cần thực hiện tốt hơn các công việc được giao. Trong đó, quan tâm thực hiện thật tốt các nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện được thế mạnh của công tác pháp chế như công tác xây dựng pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cho ý kiến pháp lý.

Đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật, Theo Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, đây là nhiệm vụ trọng tâm hết sức quan trọng, hệ thống pháp luật của chúng ta tương đối đầy đủ và tốt nhưng khâu tổ chức thi hành còn yếu, vì vậy tới đây cần tập trung làm thật tốt công tác này.

Đối với vấn đề góp ý cho Dự thảo Nghi định số 55 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu khẳng định đây là nội dung nhiều đại biểu quan tâm và có những ý kiến đóng góp sâu sắc, Bộ Tư pháp sẽ ghi nhận, tổng hợp đầy đủ và tiếp thu những ý kiến đóng góp hợp lý để bổ sung cho Dự thảo.

Xuân Trường - Ảnh: Lê Minh

NỔI BẬT TRANG CHỦ