• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn

Thực hiện: Thế Trung | 22/03/2024

(Tổ Quốc) - Sau thời gian dài hoang vắng, không có khách tham quan, lui tới, nhiều hạng mục tại di tích Nhà Ngô Đình Cẩn đã bị xuống cấp, cây cỏ mọc um tùm.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 1.

Di tích Nhà Ngô Đình Cẩn thuộc phương An Tây, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khu đất này trước đây là của ông Bát Tấn; Vị này sau đó bán lại cho một vị quan triều Nguyễn và tiếp tục bán lại cho một thương nhân người Hoa để sử dùng làm vườn.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 2.

Năm 1956, dưới áp lực của Ngô Đình Cẩn, thương nhân người Hoa này phải nhượng lại toàn bộ khu vườn. Ngô Đình Cẩn đã sử dụng khai thác, xây dựng trong khuôn viên này một số công trình chính như: khu biệt thự, nhà thủy tạ, hồ bán nguyệt, vườn cây ăn quả,... làm thành một địa điểm để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí; đồng thời theo dõi, giám sát chỉ đạo các hoạt động tra tấn, đánh đập tù nhân của bọn tay sai đối với các chiến sỹ cách mạng bị giam cầm trong khu vực Chín Hầm (cách đó khoảng 1km).

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 3.

Ngô Đình Cẩn cho dựng ngôi nhà hai tầng bằng bê tông cốt sắt với ý định làm nhà thờ cho các vị tiền bối. Nhưng ý định này không thực hiện được vì nhà xây chưa hoàn chỉnh thì bị đảo chính vào ngày 3/11/1963.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 4.

Cùng với khu chứng tích Chín Hầm, di tích nhà Ngô Đình Cẩn đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng là di tích lịch sử lưu niệm sự kiện cấp Quốc gia tại Quyết định số 2015/QĐ-BT ngày 16/2/1993. Hiện di tích do Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý, UBND thành phố Huế là đơn vị phối hợp quản lý.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 5.

Theo ghi nhận, sau thời gian dài hoang vắng, không có khách tham quan, lui tới. Nhiều hạng mục trong di tích đang bị xuống cấp, hư hỏng, cây cỏ mọc um tùm.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 6.

Bảng thông tin giới thiệu về di tích nhà Ngô Đình Cẩn trong khuôn viên.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 7.

Những hạng mục bê tông của biệt thự 450m2 bị rạn nứt, rêu phong, cỏ dại mọc bám khắp nơi.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 8.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 9.

Cây cỏ mọc um tùm bên trong di tích.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 10.

Một số kết cấu hạng mục công trình đã bị hư hỏng, lòi sắt thép.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 11.

Phía bên trong biệt thự hai tầng các hạng mục còn tương đối nguyên vẹn nhưng không gian khá nhếch nhác do lâu ngày không có người lui tới.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 12.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 13.

Theo lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, nhà Ngô Đình Cẩn được công nhận di tích cùng thời điểm với di tích lịch sử Chín Hầm gần đó. Hiện nay, vì nguồn lực và con người hạn chế nên đơn vị ưu tiên phát triển di tích lịch sử Chín Hầm trở thành địa chỉ đỏ giáo dục về lịch sử, lòng yêu nước và truyền thống cách mạng. Còn nhà Ngô Đình Cẩn được bố trí lực lượng dọn dẹp, chỉnh trang định kỳ.

Hoang tàn di tích Nhà Ngô Đình Cẩn - Ảnh 14.

Ngoài thiếu nguồn lực, vì đây là địa điểm rất ít người tham quan, cũng như công trình đã xuống cấp, u ám nên chỉ cắm biển cảnh báo, dọn vệ sinh thường xuyên và vẫn mong muốn có thể xã hội hóa để bảo tồn di tích này trong thời gian tới.

Chín Hầm nằm giữa một vùng đồi thông dưới chân núi Thiên Thai (còn gọi là núi Ngũ Tây), cách khu vực nhà Ngô Đình Cẩn khoảng 1km. Tuy gọi là Chín Hầm nhưng thực chất có tám hầm và một trại lính gác.

Năm 1941, thực dân Pháp xây dựng khu Chín Hầm trên một quả đồi nhỏ để cất giấu vũ khí. Năm 1945, sau khi Nhật đảo chính "hất cẳng" Pháp, quân Pháp đã lấy toàn bộ vũ khí, các hầm bị bỏ trống từ đó.

Đến thời kỳ Ngô Đình Cẩn cai quản miền Trung đã cải tạo và sử dụng Chín Hầm thành khu biệt giam những người yêu nước hoặc có tư tưởng chống đối chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô, khu vực Chín Hầm từ đó trở thành vùng cấm.

Ngày 16/12/1993, nhà Ngô Đình Cẩn và khu vực Chín Hầm đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng là di tích lịch sử lưu niệm sự kiện cấp Quốc gia tại Quyết định số 2015/QĐ-BT.


NỔI BẬT TRANG CHỦ