(Tổ Quốc) - Hội chứng con vịt (hay còn gọi là hội chứng con vịt Stanford) xảy ra khi ta cố gắng tạo ra hình ảnh hoàn hảo dù bản thân đang phải vật lộn với cuộc sống.
- 14.04.2024 Loại rau trắng nõn, giòn ngọt chỉ vài nghìn cả túi nhưng là “mỏ” protein, hạ đường huyết, tốt cho tim mạch và sinh lý
- 13.04.2024 Cô gái trẻ mất thị lực, tổn thương não vì thực phẩm chức năng giảm cân chứa chất cấm được FDA cảnh báo từ rất lâu
- 12.04.2024 Thức hạt bổ dưỡng, tốt cho tim mạch, ngừa ung thư, tiểu đường: Thu hoạch từ loài hoa "đặc sản" của 1 tỉnh ở Việt Nam
Thời giân gần đây, trên mạng xã hội không ngừng xuất hiện những thông tin về một hội chứng tâm lý mang cái tên khá lạ "hội chứng con vịt". Trong đó, ngay cả Hoa hậu vỉa hè - MC đám cưới của Quang Hải, cũng chia sẻ về Hội chứng con vịt mà mình mắc phải. Các clip dự đoán cung hoàng đạo dễ mắc hội chứng này cũng nhận được quan tâm của nhiều người.
Vậy hội chứng con vịt này thực chất là gì? Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng Đặng Minh Khuê - Chuyên gia tham vấn trị liệu tâm lý tại Viện Tâm lý - Giáo dục BrainCare (Hà Nội) đã có những chia sẻ.
Hội chứng con vịt là gì?
Hội chứng con vịt (hay còn gọi là hội chứng con vịt Stanford) xảy ra khi ta cố gắng tạo ra hình ảnh hoàn hảo cho bản thân dù đang phải vật vã, vật lộn với cuộc sống và căng thẳng bên trong.
Giống như hình ảnh ẩn dụ của những con vịt đang bơi trông thật ung dung, bình thản, nhưng bên dưới đôi chân của chúng đang phải quẫy đạp liên hồi. Những người có hội chứng con vịt cũng vậy, bên dưới vẻ ngoài thong dong là sự lo lắng, nghi ngờ bản thân và không ngừng theo đuổi các thành tích. Dù không được xếp vào nhóm rối loạn tâm lý, hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề như lo âu, trầm cảm, rối loạn căng thẳng,...
Áp lực nào khiến nhiều người trẻ mắc hội chứng này?
Hội chứng này thường được nhắc đến trong nhóm sinh viên đại học. Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân cụ thể, nhưng các nhà khoa học quan sát được một số yếu tố có thể dẫn đến vấn đề này:
- Quá trình chuyển tiếp lên đại học có nhiều biến động và thay đổi to lớn, sinh viên phải trải qua những yêu cầu cao độ về học tập, sinh hoạt, làm thêm, và học cách sống xa gia đình.
- Hấp thụ quá nhiều nội dung về cuộc sống hào nhoáng, thành công của người khác, đặc biệt là những người đồng chăng lứa. điều này gây ra sự so sánh và tự áp lực lên bản thân.
- Những người thiếu sự linh hoạt trong ứng phó với căng thẳng; hoặc đã quen với sự can thiệp của phụ huynh trong cuộc sống.
- Môi trường học tập, làm việc có tính cạnh tranh cao độ, ít chấp nhận việc việc mắc lỗi và sự không hoàn hảo.
- Gia đình quá bao bọc hoặc quá nghiêm khắc, có kì vọng và đòi hỏi cao về thành tích.
Dấu hiệu nhận biết:
Vì đây không phải một rối loạn tâm lý nên không có chẩn đoán cụ thể cho hội chứng này. Tuy nhiên, nếu bạn có một số dấu hiệu sau, rất có thể bạn đang có hội chứng con vịt:
- Thường so sánh bản thân với người khác; thường cảm thấy người khác tốt hơn, giỏi hơn
- Cảm giác mất kiểm soát với cuộc sống của chính mình, dường như bản thân không thể bắt kịp đòi hỏi của công việc và cuộc sống
- Khó thư giãn
- Lòng tự trọng thấp, sợ sai sót, sợ bị chỉ trích
- Thường cảm thấy những người xung quanh cố tình gây khó dễ, ảnh hưởng tới hiệu suất, thành tích cá nhân.
- Xuất hiện các triệu chứng thể lý:năng lượng thấp, khó ngủ, căng cơ, nghiến răng, buồn nôn hoặc khô miệng...
- Xuất hiện các bất thường về nhận thức: dễ lo lắng, hay quên, có những dòng suy nghĩ dồn dập, khó tập trung, khả năng phán đoán suy giảm...
- Thay đổi trong hành vi: thay đổi khẩu vị, hay trì hoãn, sử dụng chất kích thích, bồn chồn, nhổ tóc, cắn móng tay,...
Cách khắc phục:
Một số cách khắc phục như sau:
1. Tự kết nối với chính mình: Học cách thấu hiểu và tự trắc ẩn với bản thân, hiểu được năng lực thật sự của mình, hiểu rằng việc không hoàn hảo là điều bình thường của cuộc sống.
2. Giảm kì vọng về bản thân và tìm hiểu những phương pháp học tập hiệu quả, phù hợp với năng lực của mình.
3. Thực hành tự chăm sóc bản thân: Thực hành lòng biết ơn, học cách quản lý thời gian, cân bằng thời gian học tập - nghỉ ngơi, có những hoạt động thể chất lành mạnh.
4. Tìm đến sự trợ giúp của bạn bè, người thân và các nhà chuyên môn để giảm bớt sự cô đơn và hiểu rõ hơn về vấn đề mình đang gặp phải. Hãy nhớ rằng bạn không cần gánh vác những nỗi đau ấy một mình.