(Tổ Quốc) -Đúng ngày kỷ niệm báo chí cách mạng Việt Nam, Hội nghị viết văn trẻ TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV đã diễn ra khai mạc. Đây được coi là cuộc điểm danh lực lượng các cây bút trẻ lớn nhất cả nước.
Mang đặc điểm của đô thị lớn
Đánh giá về đội ngũ các cây bút trẻ TP. HCM, nhà văn Trần Văn Tuấn cho rằng: tiềm năng văn học của lực lượng trẻ TP. HCM rất sâu rộng, tài năng trẻ về văn học có nhiều triển vọng.
Cũng giống như Hà Nội hay các thành phố lớn khác, TP. Hồ Chí Minh là mảnh đất hội tụ nhiều cây bút các vùng miền của Tổ quốc. Điều thú vị là trong số các Đại biểu tham dự Hội nghị viết văn trẻ TP.HCM lần này nhiều người sẽ bắt gặp những cái tên “quen” mà cứ ngỡ họ là cây bút của Hà Nội như: Nguyễn Quỳnh Trang, Nhật Phi, Du Nguyên… và cách đây hai năm họ cũng là đại biểu của Hội nghị viết văn trẻ Hà Nội. Nhiều cây bút đã từng là Đại biểu tham dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc.
Một số cây bút trẻ TP. HCM tham dự Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ IX. Ảnh: nhavantphcm.com.vn
|
Nhà văn Trần Văn Tuấn – Chủ tịch Hội Nhà văn TP. HCM đề cập đến “đặc điểm đô thị” trong ngòi bút của những nhà văn trẻ cho biết: "TP. HCM là trung tâm văn hóa, kinh tế lớn của khu vực, mang tầm vóc quốc tế, năng lực sáng tạo hội nhập cao. Một thành phố đông dân, hội tụ hầu hết các vấn đề về đời sống và con người của cả nước. Diện mạo văn học trẻ của thành phố vì thế cũng đậm nét con người và đời sống đô thị. Những năm qua, sáng tác văn học của các bạn trẻ luôn có những sáng tạo về kết cấu, thủ pháp nghệ thuật và ngôn từ; các bạn trẻ đã thể hiện mạnh mẽ cá tính của mình".
Nhà thơ Phan Hoàng nói thêm: Sài Gòn là mảnh đất đầy sôi động của báo chí và văn học. Những sự kiện trong đời sống của một thành phố lớn đã trở thành không gian sáng tác, môi trường hoạt động văn học sôi nổi thu hút các cây bút mọi miền đất nước.
Lực lượng viết văn trẻ đông đảo, nắm bắt thị trường
Nhìn vào danh sách Đại biểu Hội nghị viết văn trẻ TP.HCM lần thứ IV thấy không ít gương mặt của thế hệ 8x nổi lên từ dăm bảy năm trước đó vẫn hiện diện và ngày càng khẳng định mình hơn bằng những sáng tác. Họ có thể là những cái tên đã khá quen thuộc như: Nguyệt Phạm, Võ Thu Hương, Trần Minh Hợp, Văn Thành Lê, Tiểu Quyên, Hồ Huy Sơn, Vũ Văn Song Toàn, Lê Thùy Vân, Nguyễn Phong Việt… cho đến những cây bút trẻ hơn, kế cận của thế hệ 9x bắt đầu xuất hiện tên tuổi và tác phẩm.
Với gần 80 Đại biểu chính thức tham dự Hội nghị Viết văn trẻ TP.HCM lần thứ IV và 25 nhà văn trẻ khu vực Nam bộ làm khách mời, có thể khẳng định với số lượng này không kém gì so với Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc. Và tất nhiên là đông hơn Hội nghị viết văn trẻ thủ đô. Tất nhiên để làm được việc này phải nói đến sự năng động, nhiệt huyết của ban chấp hành Hội Nhà văn TP. HCM nhiệm kỳ này, bởi họ không chỉ dựa vào kinh phí được cấp mà còn kêu gọi xã hội hóa cho các hoạt động văn chương khá hiệu quả.
Các cây bút trẻ TP.HCM trong một tọa đàm văn học. Ảnh:cand.con.vn |
Một đặc điểm nổi bật nữa dễ nhận thấy là phần lớn những tác giả trẻ có sách bán chạy trên thị trường phần lớn đều tập trung ở TP.HCM. Lý giải về việc này, nhà văn Trần Văn Tuấn cho rằng, đó là vì : Các bạn trẻ luôn nhạy bén với nhu cầu thị trường nên sản phẩm văn học của các bạn đưa ra đều được thị trường đón nhận, không “bán chạy” cũng ở mức “bán được”. Đồng tình với quan điểm này, nhà thơ Phan Hoàng chia sẻ thêm: TP.HCM là nơi có lượng người mua sách lơn. Cộng thêm các sự kiện ra mắt sách luôn được báo chí quan tâm, hỗ trợ thông tin, nhất là với những cuốn sách tử tế. Hơn nữa hình như với một môi trường năng động của thành phố nên ngay cả những tác phẩm văn chương cũng kéo theo tư duy năng động nhạy bén. Tác giả, đơn vị làm sách chăm chút từng đề tài, cách tiếp thị, quảng bá.
Tuyển tập văn thơ của các cây bút trẻ nhân dịp Hội nghị viết văn trẻ TP. HCM lần thứ IV. Ảnh:nhavantphcm.com.vn. |
Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà văn Trần Văn Tuấn thì việc sách bán được hay bán chạy chỉ là thành công bước đầu. Một số lượng lớn bạn trẻ ngày nay có thừa kiến thức sách vở nhưng còn thiếu tri thức đời sống xã hội. Tính xã hội trong tác phẩm của nhiều cây viết trẻ còn ít. Do vậy, tác giả trẻ không nên "ngủ quên" với thành công bước đầu này mà chăm chút, nuôi dưỡng tài năng để có những tác phẩm giá trị, đáp ứng mong mỏi của độc giả
Hội nghị Viết văn trẻ TP.HCM lần thứ IV sẽ diễn ra từ 21-23/6 tại TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long và Cần Thơ. Ngoài các hoạt động giao lưu, thực tế sáng tác… Hội nghị sẽ dành thời gian tọa đàm văn học bàn về các vấn đề văn học trẻ phía Nam với 20 tham luận và các ý kiến thảo luận.
Ngoài ra, nhân dịp này Hội Nhà văn TP. HCM cũng ra mắt độc giả tuyển tập văn học trẻ mang tên: Trên đôi cánh thanh xuân. Tập sách tập hợp những tác phẩm của các cây bút trẻ tiêu biểu sinh từ năm 1982 trở về sau: Sâm Cầm, Nguyễn Trần Khải Duy, Nguyễn Kiên Giang, Lê Hòa, Kai Hoàng, Bùi Bảo Kỳ, Lê Văn Lâm, Kiều Maily, Ngô Thúy Nga, Trương Mỹ Ngọc, Hoa Níp, Du Nguyên, Châu Ngọc Hoài Nhân, Nguyệt Phạm, Nồng Nàn Phố, Hồ Huy Sơn, Nguyễn Đăng Thanh, Nhã Dương, Huỳnh Mai An Đông, Hoàng Hiền, Trần Minh Hợp, Võ Thu Hương, Huỳnh Trọng Khang, Văn Thành Lê, Thục Linh, Lưu Quang Minh, Thảo Nguyên, Tiểu Quyên…
Hội nghị Viết văn trẻ TP.HCM lần thứ IV sẽ diễn ra từ 21-23/6 tại TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long và Cần Thơ. Ngoài các hoạt động giao lưu, thực tế sáng tác… Hội nghị sẽ dành thời gian tọa đàm văn học bàn về các vấn đề văn học trẻ phía Nam với 20 tham luận và các ý kiến thảo luận.
Ngoài ra, nhân dịp này Hội Nhà văn TP. HCM cũng ra mắt độc giả tuyển tập văn học trẻ mang tên: Trên đôi cánh thanh xuân. Tập sách tập hợp những tác phẩm của các cây bút trẻ tiêu biểu sinh từ năm 1982 trở về sau: Sâm Cầm, Nguyễn Trần Khải Duy, Nguyễn Kiên Giang, Lê Hòa, Kai Hoàng, Bùi Bảo Kỳ, Lê Văn Lâm, Kiều Maily, Ngô Thúy Nga, Trương Mỹ Ngọc, Hoa Níp, Du Nguyên, Châu Ngọc Hoài Nhân, Nguyệt Phạm, Nồng Nàn Phố, Hồ Huy Sơn, Nguyễn Đăng Thanh, Nhã Dương, Huỳnh Mai An Đông, Hoàng Hiền, Trần Minh Hợp, Võ Thu Hương, Huỳnh Trọng Khang, Văn Thành Lê, Thục Linh, Lưu Quang Minh, Thảo Nguyên, Tiểu Quyên…