Ngày 24/4, thạc sỹ, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Trưởng khoa Hiếm muộn, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ thông báo, tính đến thời điểm này, đã có 4.060 trẻ được ra đời tại bệnh viện trên tổng số 9.000 trẻ được sinh ra từ chương trình thụ tinh trong ống nghiệm tại hệ thống 13 trung tâm hỗ trợ sinh sản trong cả nước.
Ngày 24/4, thạc sỹ, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Trưởng khoa Hiếm muộn, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ thông báo, tính đến thời điểm này, đã có 4.060 trẻ được ra đời tại bệnh viện trên tổng số 9.000 trẻ được sinh ra từ chương trình thụ tinh trong ống nghiệm tại hệ thống 13 trung tâm hỗ trợ sinh sản trong cả nước.
Đơn vị thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện Từ Dũ là đơn vị đầu tiên được thành lập trên cả nước vào tháng 8/1997. Chưa đầy 1 năm, ngày 30/4/1998, có 3 trẻ đầu tiên đã được ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm của Việt Nam.
Theo thống kê 7-10% dân số cả nước ở độ tuổi sinh sản bị vô sinh, hiếm muộn, trong đó có khoảng 50% thuộc về nữ giới.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 14 năm thành lập đơn vị Thụ tinh trong ống nghiệm Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết, số cặp vợ chồng hiếm muộn đến khám tại Khoa hiếm muộn, Bệnh viên Từ Dũ ngày càng gia tăng.
Bên cạnh các nguyên nhân vô sinh do bệnh lý (u xơ tử cung, dị dạng tử cung-âm đạo, buồng trứng đa năng…) thì vấn đề nạo phá thai không an toàn, viêm nhiễm sinh dục, viêm vùng chậu cũng góp phần tăng tỷ lệ hiếm muộn ở nữ giới.
Đối với nam giới, tình trạng vô sinh có thể do bất thường về số lượng và chất lượng tinh trùng, rối loạn quá trình sinh trưởng của tinh trùng, rối loạn dương cương, nhiễm khuẩn sinh dục, đặc biệt giảm ham muốn do lao động căng thẳng cũng gây nên tình trạng vô sinh./.
(Theo TTXVN)