• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Huyền tích Chùa Non

Thực hiện: Vĩnh Quý | 06/02/2025

(Tổ Quốc) - Chùa Non còn có tên là Kim Phong được xây dựng vào năm 1701 trên đỉnh núi Thần Đinh ở thôn Rào Đá, xã Trường Xuân (Quảng Ninh - Quảng Bình) là một ngôi chùa khá tiếng tăm, liên quan đến câu chuyện về chiếc chuông đồng của vua Càn Long đem phụng cúng cho chùa vì tiền kiếp của mình... Chùa Non nằm trên ngọn núi Thần Đinh (hay còn gọi là Bất Nghĩa Sơn này mang nhiều huyền tích về một cõi tâm linh, từng được người xưa coi là "chốn đa Phật"

Huyền tích Chùa Non - Ảnh 1.

Núi Thần Đinh nơi có nhiều dấu tích về chùa Non được xây dựng vào khoảng năm 1701 và tấm bia đá lập vào thời Minh mạng thứ 11 (1830) ghi chép về lịch sử ngôi chùa này

Hiện nay, trên đỉnh núi Thần Đinh còn nhiều dấu tích về một ngôi chùa cổ và cũng là nơi phát hiện tấm bia đá lập vào thời Minh mạng thứ 11 (1830) ghi chép về lịch sử ngôi chùa này. Trước cửa chùa có giếng nước trong vắt, mát ngọt, không bao giờ cạn được gọi là giếng Tiên. Giếng nằm ngay giữa bốn bề là đá khô khốc, vậy mà không biết nước có từ đâu để giếng luôn đầy cho dù là vào những năm nắng nóng khô hạn nhất.

Nhiều truyền thuyết kể lại rằng, Thầy Ân Khả đã tu ở chùa này (chùa Kim Phong) từ năm 1694 (đời Lê Huy Tông, niên hiệu Chính Hòa, ứng với triều Khang Hy bên Trung Quốc), thầy là người đức độ tài trí, được tăng ni phật tử trong vùng yêu mến. Trước khi viên tịch, thầy cắt một ngón tay út bỏ vào tráp để lại cho chùa. Lạ thay ngón tay tươi mãi không hề bị thối rữa.

Huyền tích Chùa Non - Ảnh 2.

Trên đỉnh núi Thần Đinh, dấu tích của chùa Non còn sót lại gần như nguyên vẹn với những đường nét cổ kính đó chính là Tam Tòa Thánh Mẫu

Huyền tích Chùa Non - Ảnh 3.

Phần mái trên của Tam Tòa Thánh Mẫu gần như nguyên vẹn

Huyền tích Chùa Non - Ảnh 4.

Dấu tích của chùa Non còn lại trên đỉnh núi Thần Đinh

Huyền tích Chùa Non - Ảnh 5.

Hàng năm cứ đến dịp lễ, Tết và những sự kiện quan trọng, các thầy chùa Kim Phong và phật tử cùng du khách thập phương đến dâng hương ở ngôi chùa cổ này

Sau này thầy đầu thai vào một gia đình bên Trung Quốc và tái sinh trong hình hài vua Càn Long (1736-1796) (tương truyền vua Càn Long cũng bị thiếu mất một ngón tay út). Vua Càn Long linh cảm tiền kiếp có duyên nợ với chùa non trên núi Thần Đinh bên Đại Việt nên đã gửi một quả chuông sang tặng, chuông có khắc mấy chữ "Thần Đinh chung".

Thuyền chở chuông vào đến cửa sông Nhật Lệ thì không may bị bão tố nhấn chìm. Sau này một ngư dân quê ở huyện Bố Trạch tên là Đặng Văn Tiên, trong một lần thả lưới đã bắt được quả chuông và đem cúng vào chùa Non trên núi Thần Đinh. Không biết huyền thoại về quả chuông đồng do vua Càn Long tặng có thật hay không. Một số người cho rằng hiện nay quả chuông chùa Non trên núi Thần Đinh đang được treo ở chùa Phổ Minh (ở TP Đồng Hới). Chiếc chuông của chùa Phổ Minh hiện nay là có thật, nhưng có liên quan với truyền thuyết trên hay không thì chưa ai khẳng định.

Huyền tích Chùa Non - Ảnh 6.

Vào các ngày lễ chính, sau khi dâng hương, thầy chùa sẽ tiến hành các nghi thức lấy nước ở giếng Tiên để cử hành các đại lễ

Huyền tích Chùa Non - Ảnh 7.

Giếng Tiên có nguồn nước chảy mãi cho dù thời tiết có khô hạn, đất đai có cằn cỗi bao nhiêu chăng nữa thì ở đây vẫn có dòng nước trong xanh và mát lạnh

Huyền tích Chùa Non - Ảnh 8.

Sau khi lấy nước, thầy chùa cùng phật tử sẽ mang bình nước này về chân núi để thực hiện các nghi lễ quan trọng của phật giáo

Núi Thần Đinh được hình thành từ những dãy đá vôi thấp màu xám đen, lô nhô như những dãy núi nhỏ mọc lên từ một đỉnh núi lớn trông rất kỳ lạ. Núi Thần Đinh có ba ngọn, đá xếp chồng lên nhau gợi cho ta tưởng tượng đây là vị quan viên đội mũ cánh chuồn đang đọc văn. Có thể hình dung ngọn núi mang hình hài con đại bàng tung cánh, hay là con hổ đang nhe nanh vuốt.

Huyền tích Chùa Non - Ảnh 9.

Hành trình để đến với giếng Tiên mọi người phải đi bộ và bước hơn 1200 bậc đá tỉnh từ chân núi Thần Đinh

Huyền tích Chùa Non - Ảnh 10.

Với sử tích mang tính tâm linh, ngày nay nhiều du khách thập phương chú ý đến điểm di tích lịch sử văn hóa núi Thần Đinh. Thường du khách sẽ thưởng ngoạn núi Thần Đinh vào dịp đầu năm mới, dịp lễ hội chùa Kim Phong...

Ngày nay, chùa Non trên đỉnh núi Thần Đinh chỉ còn lại những mảng tường đá rêu phong, đổ nát, chen đầy cây cối, giữa một vạt đất bằng phẳng đầy cây cổ thụ. Một vài căn miếu nhỏ nằm lẻ loi ở rìa cây phía Bắc là còn khá nguyên vẹn. Hàng năm cứ dịp đầu xuân năm mới hoặc là những ngày quan trọng của đất nước, nhiều du khách thập phương đã leo lên đỉnh núi Thần Đinh dâng hương tại khu vực dấu tích chùa cổ để cầu mong

NỔI BẬT TRANG CHỦ