• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kể chuyện nghìn năm bằng... công nghệ 3D

Văn hoá 08/06/2016 06:28

(Tổ Quốc)- Hơn 400 hiện vật, gần 10 di tích được phục dựng bằng công nghệ 3D kể chuyện lịch sử nghìn năm của đất nước

(Tổ Quốc)- Hơn 400 hiện vật và gần 10 di tích được phục dựng bằng công nghệ 3D đã phản ánh lịch sử phát triển liên tục 1.300 năm của đất nước ta qua các thời kỳ Đại La, Đinh, Lý, Trần, Lê.



>>Cuộc trò chuyện với tiền nhân từ trong... lòng đất

>>Xuống lòng đất ngắm “Bình minh Thăng Long”



Bảo tàng tòa nhà Quốc hội “nằm gọn” trong diện tích 3.700 m2 với hai khu trưng bày Thời kỳ tiền Thăng Long và Thăng Long dưới hai tầng hầm thuộc phía Đông tòa nhà Quốc hội. Công trình này được lên ý tưởng thực hiện vào năm 2009 khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (lúc còn đương nhiệm) giao cho Viện hàn lâm khoa học Quốc gia xây dựng 1 đề án trưng bày di tích, di vật dưới tòa nhà Quốc hội.

Năm 2012, Bảo tàng tòa nhà Quốc hội chính thức được giao cho  Trung tâm nghiên cứu Kinh thành - Viện Hàn lâm Khoa học, xã hội Việt Nam làm chủ đầu tư. Và cũng từ đó, PGS. TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành - Viện Hàn lâm Khoa học, xã hội Việt Nam đã cùng các cộng sự tìm tòi, tham khảo rất nhiều bảo tàng khảo cổ lớn trên thế giới để lên ý tưởng và xây dựng kịch bản cho 2 khu trưng bày: Thời kỳ tiền Thăng Long và Thăng Long.

Điểm đặc biệt của công trình này là sử dụng hình ảnh 3D, âm thanh, ánh sáng kể lại các câu chuyện từ thời kỳ Đại La, Đinh, Lý, Trần, Lê không cần người thuyết minh. Mỗi hiện vật trưng bày sẽ được tái hiện sống động bằng công nghệ 3D giống như một rạp chiếu phim thu nhỏ. Khách tham quan có thể vận dụng các giác quan như mắt nhìn hiện vật, tai nghe thuyết minh để tưởng tượng về từng câu chuyện.

Cửa ra vào được cách điệu từ chính một số hiện vật có trong bảo tàng



PGS. TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành - Viện Hàn lâm Khoa học, xã hội Việt Nam đang giới thiệu bản đồ vệ tinh



 

Những cổ vật trưng bầy tại bảo tàng được sắp đặt theo từng niên đại khác nhau và xâu chuỗi thành một câu chuyện xuyên suốt



Công nghệ 3D hình ảnh giả lập được các nhà khoa học sử dụng để phục dụng lại hiện trường khu vực khai quật tại Hoàng thành Thăng Long một cách chi tiết nhất giúp người xem có một hình dung tốt nhất về Hoàng thành Thăng Long xưa



Hoa văn của các cột trụ được phỏng lại một cách chính xác bằng công nghê máy chiếu mini giúp người xem hình dung rõ ràng về họa tiết cũng như cách xây dựng cung điện ngày xưa



Tại bảo tàng, các nhà khoa học sử dụng kính chịu lực cao để làm lối đi, tạo cho người xem có cảm giác chính mình đang là những nhà khảo cổ đi tìm những di chỉ lịch sử





Các hiện vật trưng bầy tại bảo tàng được chiếu sáng bằng hệ thống đèn sợi đốt sử dụng trong công nghệ nội soi, giúp ánh sáng tập trung rõ các chi tiết



Công nghệ trình chiếu 3D giả lập, âm thanh, ánh sáng được các nhà khoa học sử dụng tạo nên tường bao ngay trên chính di chỉ được khai quật giúp người tham gia có cảm giác như đã được trở vể với Hoàng thành Thăng Long xưa



Chia sẻ với phóng viên, PGS. TS Bùi Minh Trí cho biết, "để xây dựng và thiết kế được bảo tàng theo phong cách mới thân thiện với người xem, chúng tôi đã phải đi nhiều bảo tàng trên thế giới để nghiên cứu cách bày trí sao cho phù hợp nhất"



Hình ảnh hoa văn ngói lợp mái được các nhà khoa học cách điệu thành dàn đèn chiếu sáng trong bảo tàng, vừa tiết kiệm năng lượng mà còn độc đáo không bảo tàng nào có



Tại khu vực nghỉ của bảo tàng, được bố trí một màn hình cảm ứng đa điểm lớn giúp người xem có thẻ tra cứu thông tin một cách nhanh nhất



Tại bảo tàng còn có một phòng chiếu phim mini với sức chứa khoảng 50 người



Để khách thăm quan có thể hình dung được xuất xứ các cổ vật, các nhà khoa học đã nghĩ ra cách đưa các cổ vật ghép với bản 3D



Kết thúc hành trình khám phá, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh “Thương cảng Thăng Long- Kẻ chợ bên sông Hồng”





                                                                                                                                                 Bảo Trung

NỔI BẬT TRANG CHỦ