(Tổ Quốc) -Trưng bày “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” đã chính thức khai mạc ngày 12/4 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhằm giới thiệu đến công chúng và khách du lịch quốc tế những thành tựu của các nhà khảo cổ học Việt Nam đạt được trong 60 năm qua.
Sáng (12/4) tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 - Tràng Tiền, Hà Nội) đã khai mạc trưng bày Báu vật khảo cổ học Việt Nam giới thiệu gần 300 hiện vật tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18) sau 3 năm giới thiệu thành công ở Đức |
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên đã cắt băng khai mạc triển lãm |
Các đại biểu khách mời tham quan triển lãm. |
Độc đáo nhất là hiện vật trưng bầy Mộ cổ Châu Can. |
Đươch phát hiện và khai quật vào tháng 9 năm 1974 tại cánh đồng thôn Nội, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Những quan tài tìm thấy trong mộ cổ Châu Can có chiều dài từ 1,85 đến 2,32m, đường kính trên dưới 0,5m. Thân cây gỗ ở đây được bổ dọc, nửa dày làm thân, nửa mỏng làm nắp quan tài. Bên trong quan tài, người quá cố được đặt nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt song song với thân người bọc bằng những lớp vải mỏng hoặc lớp lá chẻ nhỏ đan lại một cách cẩn thận. Đáng chú ý là ngôi mộ còn có nhiều đồ tùy táng chất liệu đồng: rìu xéo, giáo, lao, gương đồng...và những đồ dùng bằng tre, gỗ, gốm, thậm chí còn có cả hiện vật làm bằng vỏ quả bầu. |
Hiện vật này thu hút rất nhiều khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài |
300 báu vật khảo cổ học là các hiện vật tiêu biểu từ thời tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII). Trong ảnh là các mũi tên đồng được khai quật tại Cổ Loa. Hàng vạn mũi tên đồng cùng hàng trăm khuôn đúc được tìm thấy là bằng chứng giúp làm sáng tỏ huyền thoại lịch sử Mỵ Châu - Trọng Thuỷ. |
Nhiều nghiên cứu sinh nước ngoài đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia để tham quan triển lãm độc đáo này. |
Trưng bày chuyên đề “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với các Bảo tàng Bình Dương, Đồng Tháp, Hà Nội, Lâm Đồng, Phú Thọ, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, Ban Quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn, Viện Goethe Hà Nội và 3 Bảo tàng quốc gia Đức là: Herne, Chemnitz, Reiss-Engelhorn cùng phối hợp tổ chức. |
Đại sứ Phạm Sanh Châu tham quan các hiện vật. |
Một chiếc Qua được làm bằng đồng của thời kỳ văn hoá Đông Sơn (từ 2.000 - 2.500 năm trước). Chiếc rìu vừa được sử dụng làm công cụ lao động, vừa làm vũ khí được phát hiện năm 1921. |
Các di vật trang sức được tìm thấy tại TP HCM có niên đại 2500 - 2000 năm. |
Gia đình Ông Alex du khách người Anh vô cùng thích thú với những di vật của người Cham pa như tượng Mukhaling, thần tượng thần siva. |
300 báu vật khảo cổ đã thu hút hàng trăm khách tham quan. Dự kiến, cuộc trưng bày sẽ kéo dài đến hết tháng 7/2018. |