• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52

Thực hiện: Bảo Trung | 15/12/2022

(Tổ Quốc) - Hầm Sở Chỉ huy Tác chiến T1 của Bộ Tổng Tham mưu thuộc cơ quan Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chính tại đây đã phát đi những hồi còi đầu tiên báo động phòng không toàn TP Hà Nội, với quyết tâm đánh trúng đích, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ tháng 12.1972, đem về chiến thắng vang dội 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 1.

Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long (Hà Nội) tổ chức triển lãm giới thiệu về Hầm chỉ huy Tác chiến T1. Triển lãm ứng dụng công nghệ thông tin để diễn giải câu chuyện lịch sử tại Hầm chỉ huy Tác chiến T1- 'Hầm T1 trong đêm bão lửa.'

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 2.

Hầm chỉ huy Tác chiến T1 là công trình Sở chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu. Đây là công trình giữ vai trò đặc biệt quan trọng của cơ quan quân sự tối cao của Đảng, của nhà nước để chỉ huy toàn quân.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 3.

Hầm chỉ huy Tác chiến T1 nằm bên trong khuôn viên trung tâm Hoàng thành Thăng Long với 2 lối ra vào.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 4.

Hầm được xây dựng vào cuối năm 1964, đầu năm 1965 do Trung đoàn 259 (Cục Công binh) thiết kế và thi công. Hầm có thiết kế 3 phòng, tổng diện tích 64m2, được đúc bằng bêtông cốt thép nguyên khối. Nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất 1,5m và chia thành ba lớp, giữa được đổ cát dày tới nửa mét.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 5.

Phòng giao ban tác chiến rộng khoảng 20m2, là chỗ làm việc của trực ban trưởng. Đây cũng là nơi các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội đến làm việc, chỉ huy trong suốt 2 cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 6.

Phòng thông hơi lọc độc, lọc sạch, thông gió tự nhiên là phòng đặt trang thiết bị, động cơ rộng 10m2. Đây là nơi vận hành các hệ thống thông hơi, lọc độc, làm mát, điện đàm... đảm bảo kỹ thuật cho 28 máy điện thoại trong hầm liên lạc thông suốt và kíp trực ban (khoảng 10 người) sinh hoạt suốt ngày đêm.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 7.

Tấm bảng trực chỉ huy vẫn được lưu giữ nguyên vẹn.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 8.

Đây được xem là căn hầm kiên cố nhất của Việt Nam thời bấy giờ.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 9.

Phòng trực ban tác chiến rộng 43m2, nơi làm việc 24/24h của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến - Bộ tổng Tham mưu đảm nhiệm có nhiệm vụ: Trực tiếp trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi, hỏi; Theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc (trên bộ, trên biển, trên không) và chiến sự trên các chiến trường Đông Dương (B-Miền Nam; C-Lào; K-Campuchia)

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 10.

Điện thoại được kết nối với các đồng chí trong Bộ Chính Trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu để liên lạc và chỉ huy từ năm 1967 đến năm 1975.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 11.

Loa truyền thanh hữu tuyến được đặt trong hầm chỉ huy để các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quận ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu sử dụng để nghe tin tức thời sự từ năm 1965 đến năm 1973

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 12.

Với vai trò là Trung tâm Chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu, tất cả các sự kiện của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra đều có sự tham gia tích cực của Hầm chỉ huy Tác chiến T1. Trong đó điển hình là chỉ huy đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân suốt 12 ngày đêm vào Hà Nội hồi cuối tháng 12 năm 1972, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.


Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 13.

Nút bấm cảnh báo máy bay Mỹ tiến vào vùng trời Thủ đô. Chính tại căn hầm này đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không trên toàn thành phố Hà Nội khi máy bay Mỹ tiến vào bắn phá Thủ đô. Toàn thể nhân dân được thông báo vào hầm trú ẩn trước 35 phút. Các đơn vị vũ trang sẵn sàng chiến đấu.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 14.

Bản đồ bố trí lực lượng máy bay, căn cứ không quân, hải quân và binh lực chủ yếu của Mỹ và đồng minh, tay sai của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương trưng bày tại hầm.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 15.

Trong sự kiện chào mừng 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long lần đầu tiên ứng dụng công nghệ 3D mapping tái hiện lại hoạt cảnh 'Hầm T1 trong đêm bão lửa', diễn giải câu chuyện và không khí làm việc dưới Hầm T1 trong ngày đầu tiên Mỹ đưa B52 đánh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là thời khắc chiếc máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội trong đêm mở màn chiến dịch.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 16.

Phòng kíp trực có nhiệm vụ tổng hợp tình hình mỗi ngày, mỗi tuần báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng trong cuộc họp giao ban mỗi sáng; Thông báo diễn biến chiến sự cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và Chủ tịch Hồ Chủ tịch; đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu các phương án tác chiến.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 17.

Tới tham quan, du khách có thể trực tiếp xem những hiện vật lịch sử, những chứng nhân của một thời huy hoàng kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 18.

Một lối thoát hiểm khác của căn hầm T1.

Khám phá căn hầm chỉ huy diệt pháo đài bay B52 - Ảnh 19.

Không gian trải nghiệm đội mũ rơm chui hầm trú ẩn của những ngày tháng 12.1972.

NỔI BẬT TRANG CHỦ