• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên

Thực hiện: Đức Thảo | 06/07/2024

(Tổ Quốc) - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ (Phú Yên) dần mai một, chỉ còn ít hộ gia đình duy trì được nghề nhờ các đơn đặt hàng cho khu du lịch và xuất khẩu đi nước ngoài.

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 1.

Nghề làm thúng chai (hay thuyền thúng) bằng tre của làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ước có tuổi đời hơn trăm năm, hình thành vào đầu thế kỷ XX. Trước đây, việc làm thúng chai có lúc trở thành nghề chính của nhiều hộ gia đình ở Phú Mỹ với hàng trăm lao động, cái tên “làng thúng chai” cũng phổ biến theo.

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 2.

Nhưng qua thời gian, khi thuyền thúng bằng nhựa ra đời, nhu cầu sử dụng thuyền thúng bằng tre ít đi, hàng làm ra không bán được nên hầu hết người dân ở đây bỏ đi làm việc khác.

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 3.

Vợ chồng chị Trương Thị Bích Kiều, anh Trương Văn Trung là một trong số ít hộ gia đình ở đây vẫn còn duy trì nghề này. “May mắn có các đơn đặt hàng của khu du lịch và xuất khẩu, chúng tôi mới bám trụ được với nghề gần 20 năm nay”, chị Kiều chia sẻ, thúng chai của vợ chồng chị giờ đây có mặt ở Thụy Sĩ, Thái Lan, Trung Quốc,...

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 4.

Thời đỉnh cao, xã An Dân có khoảng 50 hộ gia đình làm thúng chai, tuy nhiên giờ đây chỉ còn mỗi gia đình chị Kiều “sống bằng nghề”, còn một vài hộ khác phụ trách các khâu nhỏ lẻ như vót tre, làm mê, lận vành,...

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 5.

Theo anh Trung, việc làm thúng chai vất vả mà thu nhập bấp bênh, các công đoạn chủ yếu làm thủ công nên không nhiều người mặn mà với nghề. “Một chiếc thúng chai hoàn thiện giao cho khách phải mất một tuần đến 10 ngày, kể cả thời gian phơi thúng”, anh Trung nói thêm.

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 6.

Để làm thúng chai, người dân Phú Mỹ thường dùng loại tre mỡ (hay tre vàng) được đặt trực tiếp từ các đầu mối trong huyện Tuy An. Khi lấy về, tre được chẻ nhỏ, vót mỏng đều rồi phơi qua nắng để làm mê thúng.

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 7.

Có mê thúng, anh Trung sẽ đưa xuống hầm đất đã đào để lận vòng thúng tròn đều, kích cỡ từ 70cm đến 3m tùy theo đơn đặt hàng. “Công đoạn này là khó khăn nhất, quyết định thúng có tròn đẹp, thẩm mỹ hay không”, anh Trung cho hay.

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 8.

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 9.

Vành thúng sẽ được gia cố bằng thanh tre to, cột chắc bằng dây cước.

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 10.

Khi thành hình, thúng chai được đưa đi trét phân bò rồi phơi khô, mục đích lấp đầy từng kẽ nan tránh thấm nước. Phân bò được trét đều là phân bò tươi, không trộn nước tiểu hay rơm rạ.

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 11.

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 12.

Sau đó thúng chai được quét hỗn hợp dầu rái trộn dầu hỏa để tạo độ bóng đẹp và tăng khả năng chống nước.

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 13.

Khám phá nghề làm thúng chai “đi Tây” ở Phú Yên - Ảnh 14.

Nhiều thúng chai cũng được trang trí màu sắc, họa tiết sặc sỡ theo yêu cầu. Hiện giá bán ra thị trường từ 1,8 triệu đồng đến 3 triệu đồng một chiếc tùy kích cỡ. Theo ông Võ Văn Khương, Chủ tịch UBND xã An Dân (huyện Tuy An), hiện địa phương có khoảng 100 lao động làm thúng chai bán thời gian, sản phẩm làm ra xuất khẩu thông qua đơn đặt hàng của gia đình chị Kiều, anh Trung. Hiện chính quyền địa phương đang ra sức vận động người dân bám nghề, kết nối với các doanh nghiệp để tìm đầu ra cho thị trường, đăng ký sản phẩm OCOP để lan tỏa thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh cho thúng chai Phú Mỹ.

NỔI BẬT TRANG CHỦ