• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Khánh Hòa

02/02/2014 09:06

(Cinet) - Khánh Hòa là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là phần đất cũ của xứ Kauthara thuộc vương quốc Chăm Pa cũ. Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý cùng bề dày lịch sử, văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

Bãi biển đẹp ở Nha Trang

(Cinet) - Khánh Hòa là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là phần đất cũ của xứ Kauthara thuộc vương quốc Chăm Pa cũ. Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý cùng bề dày lịch sử, văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

Khái quát chung

Diện tích: 5.217,7 km². Khánh Hòa giáp với tỉnh Phú Yên về hướng bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng tây nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng nam, và Biển Đông về hướng đông.

Dân số: 1.174.100 người (năm 2011)

Đơn vị hành chính:

2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam Ranh)

1 thị xã (Ninh Hòa)

6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện Trường Sa).

Dân tộc: Khánh Hòa có tổng cộng 32 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...). Trong đó người Kinh chiếm đến hơn 90%.

Tài nguyên văn hóa

Di sản văn hóa

Các tư liệu khảo cổ học khẳng định rằng ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh sống ở Khánh Hòa. Các di chỉ khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm và phát triển sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh. Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn, Bình Tân, Hòn Tre, Ninh Thân. Từ việc là phần đất cũ của xứ Kauthara thuộc vương quốc Chăm Pa cũ.

Khánh Hòa từng là Thành đô của Vương quốc Chăm-pa. Hiện ở Khánh Hòa vẫn còn nhiều di tích văn hóa Chăm-pa như bia Võ Cạnh,miếu ông Thạch,Am chúa…

Theo thống kê từ năm 2009, tỉnh Khánh Hòa có 1.093 di tích hầu hết các di tích, danh lam thắng cảnh được xếp hạng quốc gia tập trung ở TP.Nha Trang và huyện Diên Khánh.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Sở VHTTDL tỉnh Khánh Hòa, trên địa bàn tỉnh hiện có 494 di sản lễ hội lớn, nhỏ (trong đó tiêu biểu có thể kể tới như Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội Am Chúa, Lễ hội Cầu ngư…).

Cùng với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nền tảng văn hóa với những di tích, lễ hội góp phần tạo cho Khánh Hòa trở thành một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển rất mạnh của Việt Nam.

         Hát bài chòi – loại hình nghệ thuật truyền thống đặc trưng của Khánh Hòa


Nghệ thuật biểu diễn

Khánh Hòa là địa phương có các loại hình nghệ thuật truyền thống phát triển như Bài chòi, Tuồng, Dân ca, kịch, hát chầu Văn, múa bóng, múa Chăm, Đờn ca tài tử…

Những năm gần đây, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phố cũng được phát triển tại Khánh Hòa để nhằm mục đích tăng thêm sức hút cho ngành du lịch.

Điểm đến

Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Khánh Hòa hiện được coi là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Nhờ có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh...
                  Nha Trang (Khánh Hòa) là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới


Điểm du lịch nổi bật nhất của Khánh Hòa là Nha Trang - hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5-2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới.

Khánh Hòa cũng thu hút bởi kho tàng ẩm thực phong phú với các món ăn đặc trưng như nem Ninh Hòa, bún cá Nha Trang, bún sứa, bánh ướt Diên Khánh, phở Nha Trang, bò nướng Lạc Cảnh... cùng với 2 loại đặc sản tiêu biểu đó là Yến sào và Trầm hương.

(Cinet tổng hợp) 

(Ảnh minh họa. Nguồn Internet)
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ