(Tổ Quốc) - Các chủ doanh nghiệp thường bị cuốn vào những điều lấp lánh này và tin rằng công ty của mình rất tuyệt vời, bất kể những điều mà kết quả tài chính cho thấy.
Lý do số 1 các doanh nhân và công ty thất bại là gì?
Có phải là do thiếu vốn không?
Tôi không nghĩ là như vậy. Một doanh nghiệp thất bại cuối cùng cũng hết tiền, giống như một người cuối cuộc đời hết oxy vậy. Nhưng thế giới đầy tiền mặt và oxy. Vấn đề gốc rễ thường là một cái gì đó sâu xa hơn. Thiếu vốn như là một triệu chứng hơn là một lý do cho sự thất bại trong kinh doanh.
Có phải là do sản phẩm hoặc dịch vụ kém chất lượng không?
Tôi đã từng giúp một khách hàng mua phần mềm tiện ích ERP cho QuickBooks và đó là lần đầu tiên tôi thất bại trong việc triển khai ERP. Phần mềm đã bị lỗi và có các vấn đề chức năng không thể khắc phục. Tôi từng nghĩ chắc họ chẳng thể có được khách hàng.
Bạn biết gì không? Tôi mới lên web, và công ty phần mềm đó vẫn đang kinh doanh. Họ hoạt động trong một phân khúc thị trường thích hợp và dường như vẫn tìm được người mua sản phẩm của mình.
Ngược lại, có những công ty sản xuất ra những sản phẩm hoặc dịch vụ xuất chúng nhưng không thể tồn tại. Chất lượng sản phẩm là rất quan trọng nhưng đó không phải là một chỉ số quyết định thành công hay thất bại.
Có phải là do không thể kiểm soát các khoản phải thu?
Đối với tôi, đây là một trong những vấn đề dễ bị bỏ qua nhất khi các doanh nhân phải đối mặt, nhưng thường đây không phải là lý do khiến các công ty thất bại.
Có phải là do không có khả năng bán hàng?
Cho phép tôi cười thầm với đề xuất này. Nếu có một điều mà các doanh nhân giỏi nhất trên toàn cầu, thì đó là bán hàng. Trên thực tế, ngược lại thì đúng hơn - hầu hết các doanh nhân rất giỏi bán hàng, họ tạm thời che giấu những vấn đề lớn bằng cách giữ vững doanh số bán hàng.
Có phải là do thiếu tầm nhìn?
Có nhiều người sẽ đưa ra lý do này, và chắc chắn nó cũng góp phần. Kodak, Blackberry và Nokia được biết đến là những công ty cực lớn nhưng lại thất bại trong việc thay đổi toàn cầu, nên họ đã đánh mất vị trí của mình trên thị trường.
Mặt khác, IBM và GE đã tìm ra cách để thay đổi sự tồn tại, rất có thể bằng cách thay đổi tầm nhìn.
Nhưng tôi thì lại hoài nghi về tầm nhìn. Đúng, bạn cần nó, nhưng đối với chủ doanh nghiệp trung bình, tầm nhìn là đáp ứng tốt điều kiện thị trường thay đổi hơn là dự đoán hoặc định hình tương lai.
Rất ít người có khả năng của Steve Jobs, ông có một câu nói nổi tiếng: "Rất nhiều lần, người ta không biết họ muốn gì cho đến khi bạn nói cho họ biết". Tầm nhìn đó đã khiến Apple nổi tiếng và thu lợi nhuận cao nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đạt thành tựu như vậy.
Vậy thì lý do hàng đầu khiến các doanh nghiệp thất bại là gì?
Theo tôi, lý do hàng đầu là:
Không điều hành 1 doanh nghiệp như là 1 doanh nghiệp.
Sai lầm nghiêm trọng này xảy ra khi chủ sở hữu hoặc các đồng chủ sở hữu không tập trung vào thực tế tài chính. Thay vào đó họ mải mê với một cái gì đó khác.
"Một cái gì đó khác" có thể là phát triển "tầm nhìn lớn" và cho người ta thấy tại các chương trình và hội nghị. Nó có thể là xây dựng danh tiếng như một nhà điều hành thành công trong cộng đồng. Nó cũng có thể là một cái gì đó vật chất, ví dụ có một không gian trưng bày thanh lịch, hoặc một hàng xe tải mới đậu liên tiếp trong cửa hàng.
Các chủ doanh nghiệp thường bị cuốn vào những điều lấp lánh này và tin rằng công ty của mình rất tuyệt vời, bất kể những điều mà kết quả tài chính cho thấy.
Theo kinh nghiệm của tôi, quan điểm đó sẽ xu hướng dẫn đến một kết quả xấu.
Dưới đây là một số dấu hiệu kinh điển mà một doanh nghiệp không được điều hành như một doanh nghiệp:
1. Ít tập trung vào báo cáo tài chính. Tài chính hàng tháng không được chuẩn bị, hoặc được cho là thông qua. Người ta không cố gắng làm cho báo cáo tài chính chính xác và đáng tin cậy.
2. Thiếu trách nhiệm. Nhân viên làm việc dưới sự hướng dẫn nghèo nàn hoặc thiếu sự giám sát. Thông thường, một hoặc là nhiều nhân viên cấp cao đang làm việc rất yếu nhưng sếp dường như chẳng quan tâm, hoặc cố tình bỏ qua.
3. Ý thức về quyền lợi. Chủ sở hữu trong những tình huống này thường xem lợi ích họ nhận được (như tiền lương, xe cộ, thời gian nghỉ phép, đi công tác,...) như là "quyền" của họ với tư cách là chủ doanh nghiệp. Họ ít kết nối giữa hiệu suất tài chính với phúc lợi của chủ doanh nghiệp, có lẽ vì hiệu suất tài chính không được đề cập.
4. Thiếu hiểu biết về lợi tức đầu tư (ROI) và rủi ro. Quyết định thường có xu hướng dựa trên cảm xúc hoặc các chi phí trả trước. Họ không suy nghĩ về các nghiên cứu cân nhắc rủi ro và lợi nhuận lâu dài một cách hợp lý.
Có thể bạn nghĩ rằng: Nếu một chủ sở hữu không giỏi những việc trên, liệu có thể giao trách nhiệm này cho người khác không? Liệu tuyển một giám đốc tài chính hoặc người quản lý hoạt động để đảm bảo doanh nghiệp được điều hành như một doanh nghiệp thì có hiệu quả không?
Đây là một câu trả lời trớ trêu:
Những chủ doanh nghiệp thực sự điều hành doanh nghiệp của họ như một doanh nghiệp là những người biết ủy quyền cho một CFO. Chủ sở hữu không quan tâm vào thực tế tài chính thường không thấy giá trị của việc thuê một ai đó để giúp họ điều hành doanh nghiệp như một doanh nghiệp.
Điều tôi muốn nói là, cá nhân họ cần phải quan tâm đến các số liệu tài chính và cho phép các kết quả và tính toán tài chính gây ảnh hưởng đến các quyết định chính.
Các chi tiết thì có thể thuê một chuyên gia tài chính bên ngoài, nhưng khái niệm chung về điều hành doanh nghiệp phải ăn sâu vào văn hóa công ty do chủ sở hữu đưa ra, bởi vì văn hóa công ty tuân theo chủ sở hữu.
Điều đó không có nghĩa là những chủ sở hữu "không quan tâm đến các con số" thì hiển nhiên sẽ thất bại. Điều đó có nghĩa là nếu họ thông minh, họ sẽ xác định được điểm yếu và tìm kiếm sự giúp đỡ và đào tạo để cải thiện.
Gần đây tôi đã bắt đầu một dự án cho một chủ doanh nghiệp có tầm nhìn. Trong các giao dịch trước đó, anh đã thể hiện ra hầu hết các đặc điểm cổ điển của một chủ sở hữu không có đầu óc kinh doanh. Chính vì thế mà doanh nghiệp của anh rơi vào khó khăn. Và tôi nghĩ mọi chuyện sẽ chẳng khác là bao khi chúng tôi thực hiện một dự án mới.
Trước sự ngạc nhiên của tôi, chủ doanh nghiệp đã thay đổi 180 độ và bắt đầu quan tâm đến các khía cạnh tài chính của thỏa thuận. Anh đã có những ý tưởng tốt hơn, làm thế nào để đạt được hiệu quả, nhưng vẫn tập trung vào kết quả chất lượng. Anh bắt đầu thực sự cân nhắc rủi ro và giá trị.
Tôi cực kỳ ấn tượng với điều này. Trải nghiệm của anh ấy đã chứng minh cho tôi rằng thất bại vẫn có thể làm lại. Giống như những vấn đề khác, sẽ có cách giải quyết cho những ai khiêm tốn sẵn sàng học hỏi.