(Tổ Quốc) - Chỉ mới đây thôi, báo chí Ấn Độ đã khẳng định một cách rõ mồn một về việc các chiến đấu cơ Nga là "vô dụng", nhưng nay, vì căng thẳng với Trung Quốc, đã đến lúc phải tỉnh táo.
Không quân Ấn Độ báo cáo hỏa tốc lên chính phủ
Đối với Ấn Độ, thời kỳ vận động chính trị và tham nhũng ngân sách trong mảng mua sắm khí tài quân sự đã hết. Nhất là trong lĩnh vực khí tài hàng không bởi tình hình đã đến mực nguy nhập.
Chỉ mới đây thôi, báo chí Ấn Độ đã khẳng định một cách rõ mồn một về việc các máy bay của Nga không dùng vào được việc gì. Nhưng vì cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc, đã đến lúc phải tỉnh táo.
Không quân Ấn Độ mới đây đã gửi lên chính phủ công văn hoả tốc yêu cầu mua của Nga 33 máy bay tiêm kích - 12 chiếc Su-30MKI sản xuất mới và 21 chiếc MiG-29 từ Nga.
Nguồn tin của hãng thông tấn ANI (Ấn Độ) trong chính phủ thông báo rằng, "Không quân Ấn Độ đã nghiên cứu kế hoạch này trong một thời gian, nhưng hiện giờ dự định đẩy nhanh tiến trình".
Đề nghị đã được chuyển tới Bộ Quốc phòng Ấn Độ và đã được xử lý rất khẩn trương, thật may Nga đã nhất trí "luôn và ngay" mà không hề do dự. Giá trị mua sắm sẽ vào khoảng 800 triệu USD.
Su-30MKI là chiếc tiêm kích do Công ty Sukhoi chế tạo riêng cho Ấn Độ đang dược lắp ráp từ những phụ tùng cung cấp bởi phía Nga tại các nhà máy của Công ty chế tạo hàng không Ấn Độ - HAL.
Tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Tổng cộng Ấn Độ bằng cách này đã tiếp nhận 272 chiếc máy bay Su-30MKI. 12 tiêm kích loại này sẽ được mua nguyên chiếc Nga để bù đắp những thiệt hại trong quá trình vận hành.
Liên quan tới MiG-29, dự kiến chúng sẽ được nâng cấp theo bản hợp đồng riêng lên chuẩn MiG-29UPG - thiết kế riêng cho Ấn Độ, bao gồm một vài chi tiết của các máy bay tiền thế hệ thứ 5.
Phiến bản MiG-29 đặc biệt này có buồng lái kính, hệ thống chỉ dẫn mục tiêu tích hợp vào mũ phi công, hệ thống radar mảng pha chủ động. Dự kiến Không quân Ấn Độ sẽ được trang bị thêm một phi đội để bổ sung cho ba phi đội đang vận hành những tiêm kích này.
Rafale khiến tướng lĩnh Ấn Độ thất vọng, muốn mua ngay máy bay Nga
Như vậy, đã xuất hiện mối đe doạ nghiêm trọng đối với chủ quyền lãnh thổ của Ấn Độ. Và hiện giờ họ cần phải chiến đấu, không phải bằng các máy bay tiêm kích Rafale của Pháp với mỗi chiếc có giá thành hơn 200 triệu euro, mà là bằng các máy bay "vô dụng" của Nga.
Chỉ mới đây, tờ The Economic Times của Ấn Độ đã viết rằng các tiêm kích Rafale của Pháp ưu việt hơn nhiều so với những máy bay Su-30MKI về các tính năng chiến đấu. Và họ đã dẫn chứng cả con số thống kê.
Để chặn đầu 01 chiếc F-16 Fighting Falcon của Pakistan phải cần tới 02 chiếc Su-30MKI của Ấn Độ, trong khi để chặn đầu Rafale phải cần tới 02 chiếc F-16 Fighting Falcon.
Nhưng thật kỳ lạ, thực tế lại khác, ở những cuộc không chiến giả định với sự tham gia của các máy bay thật trong các cuộc tập trận chung với Mỹ, Su-30MKI đã cực kỳ xuất sắc.
Mỹ tung vaò các trận không chiến những máy bay F-16 và F-15 biến thể tối tân nhất, còn Ấn Độ - Su-30MKI. Và chiến thắng không thể thay đổi được thuộc về Su-30MKI sau những trận chiến diễn tập này. Tỷ số mỗi năm một khác, nhưng phần thắng luôn luôn nghiêng về phía người Ấn Độ.
Thêm vào đó, hoá ra Rafale, bất chấp số tiền khổng lồ 7,9 tỷ euro cho 36 chiếc, vẫn chỉ là con "chim hạc" trên bầu trời. Bản hợp đồng đã được ký vào năm 2016, quá trình bàn giao toàn bộ các máy bay tiêm kích này sẽ phải hoàn tất vào tháng 4/2022.
Lô hàng đầu tiên gồm 4 chiếc máy bay đáng lẽ phải có mặt vào tháng 4 năm nay. Tuy nhiên vì đại dịch CoViD-19, thời hạn này được lùi lại khoảng 3 tháng.
Những chiếc tiêm kích Rafale đầu tiên đã được Pháp bàn giao cho Ấn Độ.
Nhưng căn cứ vào tốc độ lây lan của virus corona tại Ấn Độ, thời hạn mới sẽ được xem xét. Ấn Độ đã phả hơi nóng vào gáy của Nga, quốc gia xếp vị trí thứ 3 trong "bảng xếp hạng đại dịch" thế giới.
Và trong bối cảnh không hề đơn giản này, họ đã nhớ tới người Nga, những người mà cách đây không lâu, có thể nói là đã bị họ phủi tay. Điều này không chỉ liên quan tới sự chỉ trích Su-30MKI, mà cả việc Ấn Độ nghiêng hẳn về phía Mỹ khi quyết định mua sắm khí tài quân sự.
Hoàn toàn có thể hiểu được rằng 36 chiếc tiêm kích Rafale, dù chúng đã được tiếp nhận, và các phi công đã được đào tạo, nhưng cũng không thể tạo được đột biến trong trận chiến với không quân Trung Quốc. Bởi vì Trung Quốc đang sở hữu các tiêm kích J-20 thế hệ thứ 5 mang những tên lửa khá hiện đại.
Cho nên tình huống đối đầu với Pakistan, mà được tờ báo The Economic Times phân tích, đã biến thành cuộc đụng độ với một đối thủ đáng gờm hơn.
Ấn Độ bỏ lỡ tiêm kích thế hệ 5 một cách đáng tiếc
Đáng lẽ Ấn Độ đã có chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5. Từ lâu rồi, hồi thập niên trước, khi gia nhập vào liên doanh Nga-Ấn Độ, Dehli đã có thể tham gia vào việc nghiên cứu chế tạo Tổ hợp hàng không tương lai của Lực lượng không quân tiền phương (PAK DA) phiên bản Ấn Độ.
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, Ấn Độ gần như không có đóng góp gì cho dự án chung và còn mang ý nghĩa nâng cao năng lực quốc phòng của Ấn Độ nói riêng.
Tuy nhiên, khi tất cả các thời hạn đặt ra bị phá vỡ, Ấn Độ bất ngờ tuyên bố rằng không thích hợp với dự án này. Rằng chiếc máy bay thậm chí không phù hợp với thế hệ thứ 5. Nó chẳng hề có bất cứ khả năng tàng hình nào, động cơ yếu và hệ thống điện tử chưa hoàn thiện.
Và Ấn Độ rút khỏi dự án. Thực ra, khi đó Ấn Độ đã tuyên bố rằng nếu các kết quả người Nga có được khi nghiên cứu chế tạo chiếc tiêm kích của mình, mà hiện giờ được gọi là Su-57, tăng lên gấp ba, thì Ấn Độ có thể sẽ mua một lô những tiêm kích này.
Cần phải nói rằng những lời chỉ trích này là nhằm mục đích hạ giá trị đóng góp mà được ghi rõ trong hợp đồng đầu tư vào dự án liên doanh. Tuy nhiên, màn kịch này đã không mang lại kết quả, Nga không chấp nhận những nhượng bộ về tài chính. Kết quả là Ấn Độ tự mua súng bắn vào chân mình.
Ấn Độ đã bỏ lỡ cơ hội sở hữu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 một cách hết sức đáng tiếng.
Hồi mùa xuân và cả đầu hè, tại lãnh thổ tranh chấp của thung lũng Gavlan ở Himalaya đã xảy ra 4 vụ đụng độ giữa các binh lính của Ấn Độ và Trung Quốc.
Cuộc đụng độ gần đây nhất, với sự tham gia của 250 người mỗi bên, đã biến thành trận tàn sát thực sự, khi 20 người Ấn Độ và 43 người Trung Quốc thiệt mạng. Và đấy là họ mới chỉ dùng gậy gộc và gạch đá, chứ chưa hề dùng súng do Hiệp ước năm 1962.
Thủ tướng Ấn Độ Modi khi bình luận về tình huống này đã tuyên bố: "Đất nước đang có trong tay những khả năng để không kẻ nào dám xâm hại dù một tấc đất của chúng tôi". Đồng thời, Ấn Độ đã đưa các trực thăng tấn công AH-64 Apache mang tên lửa có điều khiển chính xác tới khu vực xung đột. Không có thông tin về sự chuẩn bị đáp trả của Trung Quốc.
Cần phải nói rằng ông Modi đang đánh giá quá mức những khả năng của Ấn Độ trong cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc tại khu vực tranh chấp này, nơi mà lực lượng tấn công chủ lực có thể là máy bay.
Máy bay của Trung Quốc chắc chắn mạnh hơn. Cả về chất lượng cũng như số lượng. Không quân Trung Quốc đang vận hành 1.150 máy bay tiêm kích, tiêm kích ném bom và cường kích. Và đó là chưa tính tới 520 chiếc máy bay giống tiêm kích MiG-21 lỗi thời của Liên Xô.
Ấn Độ có 533 máy bay không quân tiền phương, trong đó đã bao gồm cả số lượng 150 chiếc MiG-21.
Nếu nói về chất lượng, một nửa dàn máy bay của Ấn Độ là các tiêm kích hiện đại và hiệu quả Su-30MKI. Và thêm 60 chiếc MiG-29 mà được đề cập ở trên. Tất cả số còn lại là của ngày hôm qua, hoặc những sản phẩm yếu do Ấn Độ chế tạo.
Dàn máy bay hiện đại của Trung Quốc đa dạng hơn - cả Su-35, cả Su-30 ba biến thể, cả Su-27, cũng như tiêm kích thế hệ thứ 5 J-20. Ngoài ra, có một số lượng đáng nể những máy bay do Trung Quốc chế tạo.
Như chúng ta thấy, Ấn Độ chỉ có trong tay những khả năng tốt, nhưng không phải trong các trận không chiến, mà khi cuộc đụng độ xảy ra bằng gậy gộc và gạch đá!