(Cinet-DL)-Đây vừa là nơi tố cáo tội ác thực dân Pháp, chúng đã giam hang ngàn người Việt Nam yêu nước, tra tấn đánh đập dã man, đây cũng là nơi ra đời một chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ từ năm 1930.
1.Tên Di sản/Di tích: Nhà Tù Hà Tiên
2.Thời gian: Được xây dựng từ năm 1897, nhà tù là một trong những chứng tích chiến tranh còn sót lại
Là nhân chứng lịch sử qua nhiều biến động
Đây vừa là nơi tố cáo tội ác thực dân Pháp, chúng đã giam hang ngàn người Việt Nam yêu nước, tra tấn đánh đập dã man, đây cũng là nơi ra đời một chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ từ năm 1930.
3. Năm công nhận: Ngày 05 tháng 9 năm 1989, Bộ Văn Hóa ( nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã công nhận Nhà tù Hà Tiên là Di tích Lịch sử cấp quốc gia.
4. Địa Hình/ Vị trí: Nhà tù Hà Tiên ngày nay thuộc đường Mạc Công Du, P. Đông Hồ, Thị xã Hà Tiên, Kiên Giang nằm trên một khu đất bằng phẳng hình chữ nhật chiều dài 30m, chiều rộng 25m, bao quanh là bức tường bằng đá kiên cố, cao 3,50m, dày 0,50m, bốn góc có bốn tháp canh.
5. Thổ nhưỡng: Kiên Giang có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Trong đó, phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50C. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Khí hậu Kiên Giang rất ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng.
Kiên Giang có 4 vùng đất đai chính là vùng phù sa ngọt thuộc tây sông Hậu, vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải. Trong đó, Đất nông nghiệp, chiếm 64,2% diện tích tự nhiên, đất rừng chiếm 122,8 nghìn ha, đất chuyên dùng 35,4 nghìn ha, đất ở 10,1 nghìn ha. Ngoài ra tỉnh còn có trên 70 nghìn ha đất hoang hoá và sản xuất chưa ổn định với hơn 25 nghìn ha vườn tạp. Rừng tại Kiên Giang rất ít, chủ yếu là rừng phòng hộ. Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khoáng sản tương đối lớn mặc dù đang ở mức thăm dò, nghiên cứu nhưng bước đầu đã xác định được 152 điểm quặng và 23 mỏ khoáng sản các loại khác. Trữ lượng đá vôi toàn tỉnh hiện có 440 triệu tấn, có khả năng khai thác 342 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác công nghiệp là 235 triệu tấn, đủ nguyên liệu để sản xuất 4,6 triệu tấn clinker/năm trong suốt 40 năm. Than bùn, ước tính còn khoảng 150 triệu tấn.
6. Khí hậu: Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Mưa, bão tập trung vào từ tháng 8 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm là 2.146,8mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26,40C đến 280C, tháng lạnh nhất là tháng 12; không có hiện tượng sương muối xảy ra. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Điều kiện khí hậu thời tiết của Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản mà các tỉnh khác ở vùng ĐBSCL không có được như: ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng.
7.Dân cư: Tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnh Kiên Giang đạt gần 1.726.200 người, mật độ dân số đạt 272 người/km Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 471.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.255.000 người. Dân số nam đạt 861.600 người, trong khi đó nữ đạt 852.500 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 10,8 ‰
Về dân tộc và tôn giáo, Kiên Giang là địa bàn cư trú của hơn 15 dân tộc khác nhau. Trong đó, người Kinh chiếm khoảng 85,5%, Người Khmer chiếm khoảng 12,2% dân số tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Gò Quao. Người Hoa chiếm khoảng 2,2% dân số sinh sống ở thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành. Còn lại là một số dân tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng.... Về tôn giáo, theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 489.609 người theo tôn giáo, chiếm khoảng 32,7% tổng số dân, trong đó Phật giáo chiếm 25%, Công giáo chiếm 5,7%, còn lại là các tôn giáo khác như Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo.....
8. Tóm tắt nội dung: Đây vừa là nơi tố cáo tội ác thực dân Pháp, chúng đã giam hang ngàn người Việt Nam yêu nước, tra tấn đánh đập dã man; đây cũng là nơi ra đời một chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ từ năm 1930.
Lúc mới xây dựng (năm 1897) nhà tù chưa có tường cao kiên cố, chỉ có một hàng rào thấp bằng cây. Năm 1940 – 1942 vì số tù nhân đông và để ngăn chặn vượt ngục nên tường rào được xây kiên cố, chỉ có một lối duy nhất là cổng chính, cánh cổng bằng sắt nặng và chắc. Từ cổng chính vào đến nhà giam là 8m, bờ rào ba mặt còn lại cách nhà giam 3m. Ba dãy nhà giam và dãy nhà bếp phía sau tạo thành một khu hình chữ nhật. Tất cả các dãy đều có tường xây gạch ốp đá, nền gạch tàu, mái lợp ngói. Từ cổng đi vào 8m là một dãy nhà chắn ngang có 2m bỏ trống (giống như hành lang). Phía tay trái là phòng của lính canh, kế phòng lính là nơi làm việc của quản ngục và cũng là phòng hỏi cung, tra tấn và để dụng cụ tra tấn. Phía tay phải là một phòng giam không có cửa sổ.
Nhà tù Hà Tiên là dấu vết lịch sử của thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta. Nhà cầm quyền thực dân lấy nhà tù làm công cụ, phương tiện để đàn áp tinh thần yêu nước bất khuất của người Việt Nam và tưởng rằng tra tấn, gông cùm sẽ làm nhụt ý chí của những người chiến sĩ cách mạng. Nhà tù Hà Tiên là một trong những bản cáo trạng nói lên sự nham hiểm, độc ác của thực dân Pháp và Mỹ, cũng là bằng chứng về tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng quật cường của nhân dân Việt Nam. Trong nhà tù, cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào, nhưng một chi bộ cộng sản vẫn ra đời và hoạt động ngay trước mặt kẻ thù, lãnh đạo tù nhân đấu tranh chống áp bức, đấu tranh đòi quyền sống. Chi bộ nhà tùn Hà Tiên chính là niềm tự hào trong lịch sử của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang.
Thực dân Pháp xây nhà tù Hà Tiên từ 1897 để giam giữ tù đày cả chính trị phạm và tường phạm. Cho đến nay chưa có số liệu cụ thể, nhưng vào đầu năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp thì nhà tù Hà Tiên giải phóng khoảng 500 tù nhân. Có một số nhân vật khá nổi tiếng từng bị giam giữ ở đây như Nguyễn Hòa Hiệp – Đảng viên Quốc dân Đảng là người bị giam giữ lâu nhất, từ năm 1929 đến năm 1963; nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn An Ninh bị giam giữ vào năm 1938 trong khoảng một tuần lễ rồi chuyển đi nhà tù khác; Trần Văn Trương bị bắt vào tù năm 1930 vì tội rải truyền đơn, sau bị đày đi Côn Đảo. Các tù nhân mặc quần áo màu xanh, sau lưng có in chữ P (viết tắt của chữ Prison); khi đi làm mặc quần ngắn và đội nón lá. Những người trốn tù sẽ bị xiềng chân và bị cạo một nữa mái tóc bôi dầu hắc lên. Những người đấu tranh (họ gọi là nỗi loạn) thì bị giam cách biệt trong phòng nhỏ.
Ở đây có nhiều cực hình tra tấn dã man như: tra điện, kẹp điện vào mang tai, cổ tay, cổ chân… cho điện giật rồi xối nước lạnh. Có một phòng hỏi cung để đầy dụng cụ tra tấn, đánh đập để uy hiếp ép cung.
Không chỉ tra tấn, bọn chúng còn bắt tù nhân phải lao động rất vất vả. Trước năm 1930 nhà tù không có nhà vệ sinh, nên mỗi ngày chúng cử hai tù nhân khiêng thùng ra sông đổ. Hằng ngày tù nhân phải đánh trống để báo giờ cho dân địa phương; tù chính trị phải đẩy xe đất từ Núi Lăng xuống đắp con đường lên Pháo Đài nối liền với Lầu Ba, đắp khu đầm lầy nay gọi là khu đất mới, đắp đường Trần Hầu và khu đất bên sông trước chợ. Tù nhân lao dịch còn bị đánh đập, ăn uống cực khổ, chỉ toàn cá ươn và bí rợ.
Từ tháng 5 năm 1930, nhà tù Hà Tiên có thêm tù nhân chính trị. Và cũng từ đó, chi bộ Cộng sản được thành lập tại đây, ông Nguyễn Chánh Nhì được bầu làm Bí thư.
Giữa năm 1930, tại khám Hà Tiên nổ ra cuộc đấu tranh của tù chính trị do chi bộ nhà tù trực tiếp lãnh đạo. Tù nhân tuyệt thực, đòi được chăm sóc đời sống, đòi giảm giờ lao động khổ sai, cải thiện chế độ ăn uống… Đội tự vệ của nhà tù được thành lập, họ lấy dụng cụ lao động đối phó với bọn cai ngục. Tuy cuộc đấu tranh bị đàn áp nhưng gây tiếng vang lớn, nhiều đồng bào đã tỏ lòng kính phục những người Đảng viên Cộng sản. Số Đảng viên trong chi bộ lúc đầu hiện nay chưa rõ, chỉ biết có Bí thư Nguyễn Chánh Nhì và Đảng viên Dân Tôn Tử. Trong quá trình hoạt động đã kết nạp được Đảng viên mới như Vương Văn Tí, Đỗ Văn Hội…
Một số hình ảnh nhà tù Hà Tiên ( Nguồn: internet) |
Đỗ Khắc Tình (Tổng Hợp)
Nguồn tài liệu tham khảo: http://ditichlichsuvanhoa.com ; vi.wikipedia.org/wiki/Kiên_Giang; http://www.hatien24h.info