• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kiến trúc nhà nổi nâng tầm điểm đến toàn cầu: Việt Nam có thể học hỏi

Du lịch 26/07/2023 16:12

(Tổ Quốc) - Theo CNN, trong khi thế giới đang tìm cách giải quyết biến đổi khí hậu thì những thực tế mà con người đang đối mặt liên quan đến khí hậu khắc nghiệt sẽ buộc chúng ta phải tìm cách thích nghi và chung sống.

Kiến trúc nhà nổi mang tầm thế giới

Khi mực nước biển đang tăng với tốc độ ngày càng nhanh, Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng một số cộng đồng và quốc gia có thể biến mất trong những thập kỷ tới. Mối nguy hiểm càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng đối với khoảng 900 triệu người sống ở các vùng ven biển trũng thấp.

Kiến trúc nhà nổi nâng tầm điểm đến toàn cầu: Việt Nam có thể học hỏi - Ảnh 1.

Được mệnh danh là “phố nổi”, Nassauhaven là một khu dân cư phát triển ở thành phố Rotterdam của Hà Lan. Ảnh: CNN

Nhiều cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương đang trải qua những trận lũ lụt tàn khốc. Nhưng thay vì xây dựng các bức tường chắn sóng để cố gắng ngăn nước tràn vào hoặc nâng cao những ngôi nhà sàn, một số kiến trúc sư đang được thiết kế đảm bảo tương lại con người sẽ sống trên những ngôi nhà nổi.

Các đề xuất liên quan đến "thành phố nhà nổi "có khả năng thích ứng với khí hậu" – như khu định cư trên đại dương đầy tham vọng ở Hàn Quốc và một khu dân cư với khoảng 20.000 người ở Maldives - đã thu hút nhiều sự chú ý gần đây.

Mới đây, một triển lãm tại bảo tàng Nieuwe Instituut của thành phố Hà Lan, mang tên "Water Cities Rotterdam," trưng bày tác phẩm của NLÉ, một công ty kiến trúc do ông Kunlé Adeyemi đứng đầu đã nghiên cứu và thử nghiệm kiến trúc nổi trên khắp thế giới.

Một loạt các kiến trúc nổi trong dự án Makoko nổi tiếng tại Amsterdam và Lagos nằm trong chuỗi trưng bày của bảo tàng. Makoko là một ngôi làng nghèo ở thủ đô Lagos của Nigeria – quốc gia có hàng nghìn người sống trong ngôi nhà bằng gỗ được xây dựng trên các cột trong đầm phá.

Lấy cảm hứng từ khu định cư, kiến trúc sư Adeyemi đã xây dựng một trường học cho người dân vào năm 2012. Theo ông Adeyemi, những trận lũ lụt lớn xảy ra ở Lagos vào năm 2011 đã khiến đường phố bị bao phủ trong nước lũ và các thành phố sẽ bị ngập lụt. Người dân Makoko đã thích nghi với cuộc sống này, vì thế ông đã nghĩ đến kiến trúc trong nước lũ.

Ngôi trường bằng gỗ khung chữ A hình tam giác có thể tiếp cận bằng thuyền, bao gồm các phòng học có mái che và không gian vui chơi chung cho hàng chục trẻ em. Thay vì đứng trên sàn, cấu trúc nổi của nhà sử dụng trên nền thùng nhựa. Học hỏi từ dự án này và các nghiên cứu đang diễn ra, ông Adeyemi đã viết trong cuốn sách "Các thành phố dưới nước của châu Phi" và tiếp tục phát triển hệ thống nổi Makoko (MFS), một nhóm các cấu trúc gỗ bền vững có thể lắp ráp và vận chuyển nhanh chóng đồng thời có thể tháo rời khi cần thiết. Hệ thống này là mô-đun, với các kết nối thép hiệu quả hơn và được thiết kế kỹ thuật cao để đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng của châu Âu.

MFS bao gồm các bộ phận đóng gói phẳng, đúc sẵn có thể được chế tạo bởi một nhóm 5 người trong hai tuần mà không cần thiết bị nặng hoặc cần cẩu.

"Mục đích của chúng tôi là tạo ra một giải pháp toàn diện để không ai bị bỏ lại phía sau trong giai đoạn thích ứng với khí hậu khắc nghiệt, và để đảm bảo rằng khi thế giới đang phát triển, chúng ta có thể đảm bảo nơi ở cho những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất", ông nói.

Hệ thống cung cấp các phiên bản nhỏ, vừa và lớn của cấu trúc khung chữ A hình tam giác. Kiến trúc sư Adeyemi tin rằng MFS có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ nhà ở đến giáo dục và là "một giải pháp có thể áp dụng trên toàn cầu". Ông đã thiết kế hệ thống này ở nhiều quốc gia khác nhau — bao gồm Italy, Bỉ và Trung Quốc — để thử nghiệm nó trong các điều kiện khí hậu và nước khác nhau.

Kiến trúc nhà nổi nâng tầm điểm đến toàn cầu: Việt Nam có thể học hỏi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN

Vào năm 2021, kiến trúc này đã sử dụng ở Mindelo, một thành phố cảng của Cape Verde ngoài khơi bờ biển Tây Phi, dưới dạng một "trung tâm âm nhạc" nổi. Trải rộng trên ba gian hàng bằng thép và gỗ hình tam giác, trung tâm văn hóa bao gồm không gian biểu diễn, quầy bar, căng tin và phòng thu âm nổi trên biển và nối với bờ biển qua một lối đi bộ.

Học cách chung sống với thời tiết khắc nghiệt

Dự án của Kiến trúc sư Adeyemi tiếp tục xuất hiện ở Rotterdam - thành phố của Hà Lan - là điểm đến dễ bị tổn thương nhất do nước dâng cao. Với 90% diện tích thành phố nằm dưới mực nước biển, hình ảnh kiến trúc nhà nổi không có gì mới. Có thể tìm thấy các mô hình tương tự ở nhiều công ty thiết kế trong bối cảnh thế giới đang vật lộn với một tương lai đầy lũ lụt tăng do biến đổi khí hậu.

Một dự án đã hoàn thành trong năm nay, có tên là Nassauhaven với 17 ngôi nhà nổi do công ty địa phương Public Domain Architects (PDA) tạo ra. Thiết kế đã giành chiến thắng trong cuộc thi do chính quyền thành phố tổ chức để phát triển dự án thí điểm kiến trúc nổi có thể giúp đảm bảo tương lai của Rotterdam.

Giám đốc điều hành của PDA Pieter Figdor cho biết sự quan tâm đến các tòa nhà nổi đang tăng lên trong vài năm gần đây. Khu phức hợp văn phòng nổi và trang trại nổi cũng đã được mở trong thành phố. Những ngôi nhà nổi ở tỉnh Nassauhaven (Hà Lan) đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Được biết đến là khu dân cư nhà nổi đầu tiên của thành phố, những ngôi nhà được sắp xếp thành một hàng ngay ngắn, dự án được ví như "phố nổi".

"Chúng lên xuống nhẹ nhàng theo thủy triều hàng ngày trong khi vẫn ổn định và thoải mái cho cư dân. Các tòa nhà được thiết kế để trung hòa năng lượng với các tính năng bền vững như tấm pin mặt trời, hệ thống sưởi sinh khối và lọc nước thải tại chỗ", ông nói.

Ông Figdor xem việc xây dựng những ngôi nhà trên mặt nước là một trong số những lựa chọn khi nhắc đến Rotterdam. Ông cho rằng những ngôi nhà sẽ là cách khắc phục tốt hơn so với chỉ xây dựng rào cản để ngăn nước xâm nhập các tòa nhà trên đất liền.

"Trên mặt nước là ở nơi an toàn nhất để thích nghi với khí hậu", ông Figdor nói.

Công ty PDA đang làm việc trên nhiều dự án nổi hơn, ở Bangladesh cũng như các dự án khác ở Rotterdam. Công ty cũng hy vọng sẽ mở rộng thí điểm Nassauhaven. Kiến trúc sư Adeyemi tin rằng vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cách chúng ta có thể xây dựng và sinh sống trên mặt nước khi nước chiếm 70% bề mặt Trái đất. Công trình được trưng bày tại Viện Nieuwe và trong cuốn sách mới của kiến trúc sư nhằm mục đích bắt đầu lấp đầy khoảng trống này do mực nước biển dâng cao.

"Trong tương lai gần, nền văn minh nhân loại sẽ sống nhờ vào nước nhiều hơn. Tại sao phải chiến đấu với nước khi bạn có thể học cách chung sống với nó", ông Adeyemi nói./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ