(Tổ Quốc) - Trong kiến trúc hiện đại Nhật Bản, khoảng cách giữa thiên nhiên và môi trường xây dựng đang bị xóa nhòa.
Các kiến trúc sư hàng đầu của Nhật đang bám chặt xu hướng thiết kế "Kiến trúc tự nhiên" đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa thiên nhiên vào công trình kiến trúc để tạo nên những thiết kế hiện đại và khác biệt.
Thế nhưng, điểm đặc biệt trong các công trình này là mặc dù hướng tới kiểu dáng hiện đại, chúng đều có những đặc trưng của văn hóa Nhật Bản đã hình thành từ lâu đời, là sự kết hợp của những hạng mục chính phù hợp với môi trường tự nhiên xung quanh. Các tòa nhà được bao quanh bởi cây xanh, hoặc xây trong các lùm cây cao, và thậm chí là công trình được xây dưới hình dạng của cây cỏ.
Nhà nguyện Hiroshima được xây dựng theo kiến trúc hai dải băng kết nối hướng lên trời xanh và tạo cảm giác như đang hòa cùng thiên nhiên |
Không biết quan điểm này bắt đầu từ khi nào nhưng “Nó đã luôn tồn tại trong các thiết kế,” Neil Jackson, một chuyên gia về kiến trúc Nhật Bản đến từ Đại học Liverpool London, cho biết.
“Nhiều ngôi nhà Nhật Bản được thiết kế để khi thời tiết quá nóng, nhất là tại các khu vực nghèo tại Nhật Bản, người dân sẽ mở cửa toàn bộ ngôi nhà cho thiên nhiên hòa vào với không gian sống,” Jackson cũng cho hay.
Optical Glass House (Nhà kính quang học), Hiroshima hấp thụ ánh sáng và cho mưa có thể chảy xuống khu vườn |
Trong xã hội Nhật Bản hiện nay, hơn 90% dân số sống trong khu vực thành thị. Tuy nhiên, ngay cả trong những rừng bê tông cốt thép dày đặc thì mối quan hệ giữa kiến trúc và thiên nhiên vẫn tồn tại.
Nhà cây Sou Fujimoto ở trung tâm Tokyo đưa hơi thở thiên nhiên vào trong thiết kế |
Bên cạnh đó, kiểu kiến trúc đặc trưng này cũng có thể lý giải là vì khả năng tồn tại sau những rung chấn lớn. Nhiều công trình tại Nhật Bản được xây bằng vật liệu nhẹ, nằm cách mặt đất một độ cao nhất định và có tính cơ động để sẵn sàng di chuyển hay hấp thụ chấn động từ động đất.
Trường Đại học Bách khoa Fujimoto, sắp được xây dựng có thiết kế cho phép thiên nhiên và ánh sáng tự nhiên bao trùm tòa nhà |
Tòa nhà Sendai Mediatheque, ở Miyagi, là một ví dụ điển hình khi “sống sót” qua trận động đất kinh hoàng tháng 3/2011. Một phần của kì tích này là do việc sử dụng các ống đỡ với thiết kế linh hoạt bên trong tòa nhà.
Theo CNN Style