• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7.11.1917-7.11.2007):Mối tình điện ảnh không biên giới

03/11/2007 07:08

(VGIK - Trường ĐH Điện ảnh Nga tại Mátxcơva - là cái nôi cho nhiều thế hệ đạo diễn, quay phim, biên kịch... điện ảnh VN (ĐAVN). Hôm nay, phần lớn họ đều là NSND, NSƯT của ngành ĐAVN và họ cũng đã cống hiến, đóng góp nhiều tác phẩm điện ảnh sống mãi với thời gian, trong trí nhớ của khán giả phim VN.

(VGIK - Trường ĐH Điện ảnh Nga tại Mátxcơva - là cái nôi cho nhiều thế hệ đạo diễn, quay phim, biên kịch... điện ảnh VN (ĐAVN). Hôm nay, phần lớn họ đều là NSND, NSƯT của ngành ĐAVN và họ cũng đã cống hiến, đóng góp nhiều tác phẩm điện ảnh sống mãi với thời gian, trong trí nhớ của khán giả phim VN.

Áp phích phim Áp phích phim "Chiến hạm Potemkin" của Nga - một trong những phim kinh điển nổi tiếng nhất thế giới qua mọi thời đại.

Một thời và tiếp nối

Điện ảnh Nga trước đây, còn gọi là điện ảnh Xôviết gần như là "thầy" của các nhà ĐAVN, như chuẩn mực của phim cách mạng. Đặc biệt là khi lớp đạo diễn thế hệ thứ ba được đào tạo ở VGIK về nước thì ĐAVN đã thật sự có nhiều tiến bộ vượt bậc, phim còn được gửi đi dự Liên hoan phim quốc tế ở Nga - LHP Mátxcơva, Đức - Leipzig, Tiệp Khắc-Carlovi Vari... và đoạt các giải cao như "Đầu sóng ngọn gió" - Ngọc Quỳnh, "Du kích Củ Chi" - Trần Nhu, "Luỹ thép Vĩnh Linh" - Ngọc Quỳnh, "Đường ra phía trước" - Hồng Sến,"Vĩ tuyến 17 ngày và đêm"...

Đến những năm 1970 - 1980 thì hàng loạt sinh viên được VGIK đào tạo đã góp phần tạo nên một nền ĐAVN thật sự mạnh dù gặp nhiều khó khăn do chiến tranh. Có thể kể tên những gương mặt đáng nhớ như Hải Ninh, Trần Luân Kim, Xuân Sơn, Trần Duy Hinh, Sỹ Chung, Đinh Tiếp, Trần Văn Thuỷ, Lê Đức Tiến, Trần Thanh Hiệp, Bành Châu, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Vương Đức, Ngô Phương Lan, Đoàn Tuấn...

Chính vì học ở VGIK, nên không thể không nói điện ảnh Xôviết đã có ảnh hưởng nhất định như một dấu ấn trong các tác phẩm ĐAVN do các "cựu" sinh viên VN tốt nghiệp VGIK làm ra. Các chuẩn mực của phim Nga thời đó, của Hãng Mostfilm, Lenfilm... như là các "sách giáo khoa" để tham khảo, nói như cách nói của ông Trần Luân Kim - Chủ tịch Hội Điện ảnh VN: "Các thầy đã truyền lửa đam mê nghệ thuật, cho những kiến thức nghề, và cả những bài học về lao động nghệ thuật nghiêm túc", do vậy các phim ĐAVN thời kỳ đó đã "sống mãi với thời gian", thậm chí có phim còn là "kinh điển" của ĐAVN. Chưa kể, ĐAVN suốt nhiều năm còn được sự giúp đỡ của bạn về công tác đào tạo, từ phim quay, máy móc trang thiết bị kỹ thuật, và các khâu hậu kỳ.

Sang những năm 1990, do những biến động ở Nga nên việc gửi sinh viên học ở VGIK gián đoạn. Mãi hơn 10 năm sau, qua những văn bản hợp tác trong các lĩnh vực giữa 2 chính phủ Việt Nam - Nga, việc hợp tác với VGIK mới được nối lại, nhưng không còn "ào ạt" như trước.

Hiện ngoài một văn bản hợp tác với Trường ĐASK Hà Nội trong công tác đào tạo thuộc 3 khoa: Đạo diễn, quay phim, diễn viên ĐASK từ năm 2005 thì hiện nay tại VGIK chỉ có một du học sinh học khoa đạo diễn là Bùi Thu Hồng, và 3 du học sinh các ngành khác: Mỹ thuật hoạt hình, dàn dựng, lý luận phê bình điện ảnh. Nhưng có lẽ, "mối tình" thật đẹp trong quá khứ đã không thể nào quên mà hôm nay vẫn còn đó những hồi ức, kỷ niệm đẹp.

Những hồi ức cá nhân

* Ấn tượng mạnh nhất về điện ảnh Nga? Và nó ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp làm phim, giảng dạy của các ông?

- Đạo diễn - NSND Hải Ninh: Chúng tôi chịu ảnh hưởng nhiều của văn học Nga, điện ảnh Nga cả về nội dung, tính nhân văn cũng như các thủ pháp nghệ thuật. Với tôi là trường phái đặt hiện thực lịch sử, con người và cuộc sống hiện tại là đối tượng phản ánh trung tâm, nó chi phối các bộ phim của tôi và nhiều đạo diễn VN khác. Với sự hướng dẫn của thầy Azida Igragimov, tiêu chí nghệ thuật rất rõ ràng và sáng sủa. 

- Đạo diễn - NSƯT Lê Đức Tiến - GĐ Hãng phim Truyện VN (học VGIK từ năm 1875-1980): Điện ảnh Nga rất chuyên nghiệp, nhiều trường phái làm phim thiên về cổ điển, bài bản. Có trường phái điện ảnh hiện thực, điện ảnh thơ, điện ảnh thể nghiệm với nhiều đột phá, đặc biệt là nghệ thuật dựng phim. 

- TS Trần Thanh Hiệp - Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh HN (học VGIK từ năm 1976-1985): Kinh nghiệm điện ảnh Nga nhiều nước đã chịu ảnh hưởng. Trường phái điện ảnh sự thật, nghệ thuật dựng phim của Nga đã đặt nền móng cho điện ảnh thế giới...

Điện ảnh VN đã chịu ơn điện ảnh Nga rất nhiều từ thế hệ điện ảnh đầu tiên... Với riêng tôi thời kỳ học đại học ở Nga rồi ở lại làm nghiên cứu sinh đã giúp tôi hiểu biết về điện ảnh Nga, điện ảnh thế giới qua ngôn ngữ Nga.

Theo Lao động

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ