(Tổ Quốc) - Vào những ngày này tại xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội, không khí thu hoạch của các nhà vườn lá dong tất bật từ sáng sớm đến chiều muộn nhằm kịp cung ứng ra thị trường dịp Tết Nguyên đán.
- 25.01.2021 Món quà Tết giản dị mà ấm áp đối với những người mù nghèo
- 20.01.2021 Lan Hồ Điệp giá hàng trăm triệu "xuống phố" phục vụ Tết Nguyên đán
- 08.01.2021 Người Sài Gòn chi hàng chục triệu đồng “tậu” bưởi Diễn trĩu quả về chơi Tết
- 23.12.2020 Độc đáo Trâu “cõng quất” giá tiền triệu phục vụ dịp Tết Tân Sửu 2021

Từ mùng 8 - 25 tháng Chạp hàng năm, làng lá dong ở thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) bắt đầu vào chính vụ. Người dân tất bật ra vườn cắt lá nhằm đáp ứng nhu cầu gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán.

Thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 30km.Từ xưa đến nay, Tràng Cát nổi tiếng với nghề trồng lá dong.

Sử dụng lá dong Tràng Cát để gói bánh chưng không chỉ tạo màu xanh tự nhiên đẹp mắt mà còn tăng thêm hương vị cho bánh, giúp bánh thơm rền.

Ông Nguyễn Duy Tuyên (70 tuổi) - người trồng lá dong ở Tràng Cát cho biết: “Giá một bó lá dong (100 lá) dao động từ 80.000đ – 100.000đ, tùy loại to - nhỏ khác nhau. Thậm chí giá thay đổi theo từng năm nhưng không biến động nhiều”.

Thời điểm những ngày giáp Tết, nếu số lượng khách đặt nhiều một số chủ vườn thường phải thuê thêm nhân công phụ giúp. Giá thuê dao động khoảng 250.000đ/người/ngày.

Bà Dung - người trồng lá dong ở Xóm chùa cho biết, gia đình bà có 2-3 sào lá dong. Mỗi mùa thu hoạch cũng cho năng suất từ 5-6 vạn lá.

Lá dong sau khi thu hoạch về sẽ được rửa sạch để loại bỏ bùn đất và giúp giữ ẩm lá. Bằng cách này lá cũng tươi lâu hơn.

Sau đó lá sẽ được phân loại và xếp thành từng bó.

Nét đặc trưng của lá dong Tràng Cát là khổ lá rất đều, chiều dài khoảng 50cm-60cm, chiều rộng 25cm-35cm.

Đây là giống lá dong nếp, bầu lá rộng, tròn, mỏng nhưng dai, mặt dưới có màu xanh non, cuống lá dài... Loại lá dong này dễ phân biệt với dong rừng.

Xưa kia, lá dong Tràng Cát thường được chọn để gói bánh chưng dâng Vua. Ngày nay, lá dong Tràng Cát không chỉ phục vụ trong nước mà còn được xuất khẩu để phục vụ nhu cầu gói bánh chưng Tết của kiều bào.

Dù không phải là nguồn thu nhập chính, nhưng lá dong là “linh hồn” của Tràng Cát. Vì lẽ đó, người dân thôn Tràng Cát vẫn luôn hy vọng màu xanh của lá dong sẽ không bao giờ mất đi mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Thông tin của bạn
Email:
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Tên hiển thị:
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Mã xác thực:
Vui lòng nhập đúng mã xác thực
Gửi bình luận HủyThông báo
Thông báo
Thông báo
Thông báo