(Tổ Quốc) - Với tiềm năng, lợi thế sẵn có của mình, trong những năm qua, cảng Chân Mây đã và đang cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa đón hàng hóa, vừa đón khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, cần làm gì để cảng Chân Mây thực sự trở thành điểm dừng chân cho các du thuyền ở Đông Nam Á. Đó là vấn đề đặt ra cho chính cảng Chân Mây cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước.
Tàu du lịch cập cảng Chân Mây - Ảnh chanmayport
Cảng Chân Mây nằm ở vị trí trung tâm trên dải đất miền trung, giữa hai đô thị lớn là là Huế và Đà Nẵng. Đến Chân Mây, du khách có thể dễ dàng lựa chọn những tour du lịch di sản hấp dẫn như Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, quần thể di tích cố đô Huế, bãi biển Lăng Cô, đèo Hải Vân, vườn quốc gia Bạch Mã…Cùng với lợi thế về độ sâu khu nước, không bị bồi lấp…Cảng Chân Mây hội tủ điều kiện và tiềm năng để trở thành cảng du lịch chuyên dụng, xứng đáng là địa điểm được Hiệp hội Du thuyền Châu Á lựa chọn để xây dựng điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trên thực tế, cảng Chân Mây vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế về cơ sở hạ tầng. Điều này xuất phát từ việc cảng Chân Mây là cảng tổng hợp, vừa làm nhiệm vụ đón các tàu hàng hóa, cùng tàu du lịch. Cụ thể, hiện nay tại cảng Chân Mây chưa có vị trí để đón khách du lịch riêng biệt mà phải dùng chung lối đi với tàu hàng hóa, chưa có một nhà ga hành khách với quy mô lớn và hiện đại, khu trưng bày, bán các sản phẩm, hàng hóa còn khiêm tốn, trong khi các mặt hàng lại khá đơn sơ….
Bên cạnh những bất cập về cơ sở hạ tầng trên thì hiện tại, các tour du lịch để kết nối khách từ Chân Mây đi các điểm còn chưa thực sự đa dạng, chưa tạo nên được những sản phẩm du lịch ấn tượng, độc đáo lôi kéo và thu hút du khách quay trở lại ở những lần sau hay chi tiêu nhiều hơn…
Cảng Chân Mây hội tủ đầy đủ các yếu tố để trở thành điểm đến lý tưởng của các tàu du lịch quốc tế hạng sang -Ảnh: chanmayport
Mặc dù còn nhiều những bất cập nêu trên, nhưng những năm qua, bằng sự nỗ lực cùng các giải pháp hợp lý nên số lượt tàu và lượt khách cập cảng Chân Mây không ngừng tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách là trên 35%. Năm 2017, cảng Chân Mây đạt 126.000 lượt, năm 2018 này dự kiến 130.000 lượt…
Nhiều năm qua, cảng Chân Mây đã triển khai thực hiện thành công việc đăng ký lịch tàu bằng hình thức trực tuyến, vì thế, tại đây chưa từng xảy ra việc hủy tuyến đối với các tàu đã đăng ký lịch và được xác nhận. Trong quá trình khai thác tàu khách (du lịch), cảng sẽ điều động tàu hàng rời cầu trước đó 6 tiếng trước khi tàu khách cập cảng, nhờ đó, mọi công tác chuẩn bị về vệ sinh, an ninh được đảm bảo đầy đủ và kịp thời…
Theo ban lãnh đạo cảng Chân Mây, thời gian tới, để tương xứng với tiềm năng và thế mạnh hiện có, đưa cảng Chân Mây nói riêng và các cảng biển của Việt Nam nói chung trở thành điểm đến lý tưởng của các tàu du lịch lớn, tàu hạng sang trên thế giới thì đòi hỏi cần có sự chung tay của nhà nước trong việc hoàn thiện các thể chế để phù hợp với xu thế hội nhập, kêu gọi đầu tư về cơ sở hạ tầng, dịch vụ…
Cụ thể như: Đầu tư đồng bộ khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí; khu mua sắm, khu ẩm thực với nhiều sản phẩm đặc trưng đa dạng…xây dựng các sản phẩm du lịch (tour, tuyến) hấp dẫn, phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Clip: chanmayport
Ưu tiên, bố trí nguồn kinh phí trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại tại các thị trường du lịch tàu biển lớn trên thế giới.
Thiết lập mạng lưới kết nối giữa các đại lý hàng hải, các đại lý du lịch với các cảng biển để tạo ra các chuỗi điểm đến hấp dẫn cho du khách./.
Đầu tư đồng bộ khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí; khu mua sắm, khu ẩm thực với nhiều sản phẩm đặc trưng đa dạng…xây dựng các sản phẩm du lịch (tour, tuyến) hấp dẫn, phong phú đáp ứng nhu cầu của du khách./.