(Tổ Quốc) - Thủ tướng nêu ra 4 lĩnh vực phải giải quyết tốt và đề nghị Ban chỉ đạo điều hành giá góp ý, gồm: mức tăng trưởng cần thiết. Đây là bài toán nặng nề. Thứ hai là bảo đảm an sinh xã hội, chống thất nghiệp, “làm sao đừng để nhân dân đói kém, thiếu thốn, khó khăn trong đại dịch”. Mục tiêu thứ ba cần thảo luận là kiểm soát lạm phát trong ngưỡng dưới 4% như Quốc hội đề ra.
Sáng nay (1/7),Thủ tướng chủ trì họp Ban chỉ đạo điều hành giá. Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chúng ta ở tư thế phòng thủ bệnh tật trong quá trình phát triển, tức là không chỉ phòng thủ bình thường mà phòng thủ cao, với mục tiêu không được để COVID-19 quay lại lần thứ 2, xóa bỏ thành quả bảo vệ sức khỏe của người dân.
Thủ tướng nhấn mạnh, bảo vệ sức khỏe người dân là trách nhiệm rất lớn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Song song với đó, đất nước không thể không phát triển. Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đều đánh giá thế giới tăng trưởng âm trong năm nay. 5 nước ASEAN có quy mô kinh tế lớn cũng được dự báo tăng trưởng âm. Riêng Việt Nam được dự báo tăng trưởng khoảng 2,7% trong năm nay.
Thủ tướng cho biết, 6 tháng đầu năm, GDP cả nước chỉ đạt 1,81%, mức thấp nhất 10 năm qua, nhưng vẫn là mức cao của thế giới. Để thúc đẩy kinh tế xuất khẩu đất nước nửa cuối năm, Thủ tướng nhấn mạnh đến 4 yêu cầu, gồm: Thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao nhất có thể và Chính phủ phấn đấu tăng trưởng đạt 4%.
Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi quyết tâm chính trị rất cao của các cấp, ngành và nhân dân.
Cùng với đó là đảm bảo an sinh xã hội và chống thất nghiệp, bởi trên thế giới đang có hàng trăm triệu người mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. “Làm sao đừng để nhân dân đói kém, thiếu thốn, khó khăn trong đại dịch”.
Đặt mục tiêu kiểm soát Chỉ số giá tiêu dùng không quá 4%. Đây là yếu tốt rất quan trọng góp phần ổn định tỷ giá, qua đó thu hút đầu tư, tạo việc làm cho người dân. CPI 6 tháng đầu năm tăng 0,66%, đưa CPI bình quân giảm dần từ mức cao 6,54% về mức 4,19%, dần tiệm cận với chỉ tiêu lạm phát ở mức không quá 4% Quốc hội giao.
Do đó theo Thủ tướng, cần làm rõ nguyên nhân, áp lực tăng giá đối với lạm phát ở Việt Nam là gì để có biện pháp ứng phó. Vừa qua giá xăng dầu tăng liên tiếp 3 lần cũng tác động đến lạm phát, nên phải dự báo giá xăng dầu thế giới để có biện pháp kiểm soát được giá xăng dầu nửa cuối năm. Bên cạnh đó, dù giá thịt lợn đã giảm từ 10.000 - 15.000 đồng/kg nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục có biện pháp giảm giá thịt lợn.
Cuối cùng, Thủ tướng nhấn mạnh, cần đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh nửa cuối năm xảy ra nhiều yếu tốt bất thường như mưa bão, lũ lụt. Song song với đó là dự trữ lương thực đảm bảo trong mọi hoàn cảnh, có thể can thiệp trong bất kỳ tình huống nào.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, CPI tháng 6 tăng 0,66%. Từ đó, CPI bình quân giảm dần từ mức cao là 6,54% về mức 4,19% trong 6 tháng đầu năm, dần tiệm cận với chỉ tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% mà Quốc hội đề ra.
Báo cáo cho biết, trên cơ sở kết quả thực hiện công tác quản lý, điều hành giá 6 tháng đầu năm, để thực hiện được mục tiêu kiểm soát CPI bình quân cả năm 2020 trong khoảng 4% thì dư địa cho các tháng còn lại sẽ ở mức +0,56%/tháng. Như vậy, đến thời điểm hiện nay có thể thấy dư địa cho công tác kiểm soát lạm phát trong các tháng còn lại vẫn ở ngưỡng tương đối thuận lợi và có thể thấy với quyết tâm của Chính phủ và Thủ tướng thì kiểm soát lạm phát năm 2020 sẽ dưới 4%.
Tuy nhiên, trong bối cảnh triển vọng kinh tế thế giới được dự báo vẫn ảm đạm do tình hình dịch bệnh, việc điều hành giá vẫn cần được thực hiện thận trọng.
Thủ tướng nêu ra 4 lĩnh vực mà Chính phủ quan tâm, phải giải quyết tốt và đề nghị Ban chỉ đạo điều hành giá góp ý. Thứ nhất là có mức tăng trưởng cần thiết. Đây là bài toán nặng nề. Thứ hai là bảo đảm an sinh xã hội, chống thất nghiệp, “làm sao đừng để nhân dân đói kém, thiếu thốn, khó khăn trong đại dịch”. Mục tiêu thứ ba cần thảo luận là kiểm soát lạm phát trong ngưỡng dưới 4% như Quốc hội đề ra. “Có làm được điều đó không là bài toán rất lớn”, Thủ tướng nói, công tác điều hành giá phải phục vụ mục tiêu này.
Thứ tư là bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong đó, Thủ tướng lưu ý bảo đảm an ninh lương thực, nhất là trong bối cảnh thiên tai, lũ lụt.
Trong các mục tiêu này, Thủ tướng đề nghị thảo luận kỹ về mục tiêu thứ 3, về “áp lực lên mặt bằng giá là gì”, về các giải pháp điều hành giá trong quý III, IV/2020 để giữ ổn định giá cả, “chứ tăng trưởng mà để lạm phát cao là thất bại”.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, CPI tháng 6 tăng 0,66%. Từ đó, CPI bình quân giảm dần từ mức cao là 6,54% về mức 4,19% trong 6 tháng đầu năm, dần tiệm cận với chỉ tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% mà Quốc hội đề ra.
Báo cáo cho biết, trên cơ sở kết quả thực hiện công tác quản lý, điều hành giá 6 tháng đầu năm, để thực hiện được mục tiêu kiểm soát CPI bình quân cả năm 2020 trong khoảng 4% thì dư địa cho các tháng còn lại sẽ ở mức +0,56%/tháng. Như vậy, đến thời điểm hiện nay có thể thấy dư địa cho công tác kiểm soát lạm phát trong các tháng còn lại vẫn ở ngưỡng tương đối thuận lợi và có thể thấy với quyết tâm của Chính phủ và Thủ tướng thì kiểm soát lạm phát năm 2020 sẽ dưới 4%. Tuy nhiên, trong bối cảnh triển vọng kinh tế thế giới được dự báo vẫn ảm đạm do tình hình dịch bệnh, việc điều hành giá vẫn cần được thực hiện thận trọng.
Về giá cả một số mặt hàng, nguồn cung thịt lợn đang được bổ sung từ hoạt động chăn nuôi, tái đàn, nhập khẩu dần được đáp ứng trong thời điểm cuối quý III, đầu quý IV/2020. Trong các tháng tiếp theo, giá thịt lợn nhiều khả năng sẽ không có biến động lớn so với mức giá hiện nay và có thể xu hướng giảm dần trong quý IV. Giá các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường cơ bản ổn định do nguồn cung trong nước dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Giá điện cơ bản được giữ ổn định trong năm 2020 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.