(Tổ Quốc) - Lao động và việc làm trước tác động của dịch bệnh COVID-19 là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của chính phủ Việt Nam và quốc tế.
- 16.05.2020 Chết đói hoặc nhiễm bệnh: COVID-19 đẩy nhiều người lao động nghèo ở Bangladesh đến lựa chọn "đường cùng"
- 06.05.2020 Trong 3 ngày đã có 35.415 cuộc gọi đến Tổng đài hỗ trợ giải đáp thắc mắc liên quan đến gói hỗ trợ 62.000 tỷ
- 05.05.2020 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 63/63 địa phương trên cả nước đã triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ
- 01.05.2020 Nghỉ lễ, hàng trăm nghìn người Hà Nội nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng
- 27.04.2020 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Nếu “đụng” đến gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng sẽ là nỗi nhục của các đồng chí cán bộ
Điều này được thể hiện rõ nét tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Lao động ASEAN về ứng phó tác động của dịch COVID-19 đối với lao động và việc làm diễn ra trong tuần qua (14/5) với sự tham dự của 10 nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID không chỉ tác động đến các ngành kinh tế, mà còn đặt ra những thách thức đối với việc làm và sinh kế của người dân Việt Nam cũng như ASEAN, các vấn đề được các quốc gia quan tâm hiện nay gồm: các chính sách, chương trình và nhóm hỗ trợ xã hội của từng quốc gia nhằm ứng phó với tác động của dịch COVID-19, dành cho người lao động, đặc biệt các vấn đề liên quan đến tiền lương/thu nhập, việc làm, an toàn và sức khỏe; các phản ứng chung của ASEAN về tác động của COVID-19 trong lĩnh vực lao động và việc làm; các chính sách hợp tác về lao động và việc làm giữa các nước ASEAN… Phía Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng chia sẻ khung khổ chính sách nhằm phòng chống đại dịch COVID-19 dựa trên các Tiêu chuẩn lao động quốc tế với 4 trụ cột: thúc đẩy kinh tế và việc làm; hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo việc làm và thu nhập; bảo vệ người lao động tại nơi làm việc và dựa vào đối thoại xã hội để tìm các giải pháp.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn do dịch COVID-19 có tới 86 % doanh nghiệp bị ảnh hưởng, doanh thu giảm còn 70 %; khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực du lịch hàng không, dịch vụ lao động tự do bị ảnh hưởng nghiêm trọng; 26 % doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc ngừng việc, giãn việc và mất việc.
Theo số liệu thống kê của Bộ LĐTBXH, trong tháng 2 có 47.164 người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tăng 59,2% so với tháng 1/2020 (29.839 người) và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 2, tình trạng lao động mất việc làm nộp hồ sơ BHTN tập trung nhiều nhất ở TP. Hồ Chí Minh, với 9.872 người (tăng 80,67% so với tháng trước và tăng 57,57% so với cùng kỳ năm trước). Tiếp đến là Bình Dương, với 3.835 người (tăng 22,2% so với tháng trước và tăng 70,8% so với cùng kỳ năm trước). Trong Chương trình tọa đàm "Đối thoại - Vượt qua đại dịch: Quyết định chưa có tiền lệ" ngày 13/4, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội Đào Ngọc Dung cho biết, chỉ trong quý I đã có 153.000 người nộp hồ sơ hưởng chính sách thất nghiệp.
Trong bối cảnh đó doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để duy trì sản xuất; doanh nghiệp và người lao động cũng có sự chia sẻ cùng nhau chung tay vượt qua khó khăn, như: doanh nghiệp trả lương cơ bản cho người lao động, nhiều nơi người lao động tự nguyện giảm một phần thu nhập của mình để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 15/QĐ-TTg về gói hỗ trợ lao động bị giảm sâu về thu nhập có mức sống dưới mức tối thiểu với 62.000 tỷ, dự kiến hỗ trợ cho trên 20 triệu lượt đối tượng.
Trong 07 nhóm hỗ trợ nhấn mạnh đặc biệt quan tâm nhóm lao động trong các doanh nghiệp bị tạm hoãn hợp đồng, lao động nghỉ không hưởng lương lao động bị chấm dứt hợp đồng, lao động không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, lao động tự do, hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể bị ngừng kinh doanh theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và việc lao động, doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào Quỹ Bảo hiểm hưu trí tử tuất.
Gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng là nỗ lực chưa từng có tiền lệ mang tính cấp bách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ dành cho người dân, doanh nghiệp trong cơn hoạn nạn, giúp họ chia sẻ bớt gánh nặng mưu sinh trong thời điểm dịch bệnh nguy hiểm kéo dài.
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã Hội Đào Ngọc Dung cũng đánh giá, với chủ trương quyết sách của Chính phủ và nỗ lực vượt qua thách thức, đón thời cơ phục hồi kinh tế, hoạt động kinh doanh sản xuất, dịch vụ phục hồi thì số người mất việc hàng tháng sẽ quay về mức trung bình trong dài hạn (khoảng 70-80.000), lao động mất việc làm hàng tháng sẽ từng bước quay lại thị trường lao động.