• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Lễ ăn cơm mới của người Ê đê

13/12/2016 15:31

(Cinet) – Lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình lao động nhọc nhằn, vất vả của đồng bào Ê đê.

(Cinet) - Lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình lao động nhọc nhằn, vất vả của đồng bào Ê đê.



Theo phong tục của người Ê đê, sau khi thu hoạch lúa xong, đưa lúa về nhà, đổ đầy bồ, mọi gia đình đều làm lễ rước hồn lúa và cúng bồ lúa để cầu mong thần lúa giúp cho chủ nhà luôn được lúa đầy bồ. Tiếp đến, mọi nhà đều làm Lễ cúng cơm mới.

Lễ vật dâng cúng trong Lễ ăn cơm mới. Ảnh: vinaculto



Lễ ăn cơm mới của đồng bào Ê đê không diễn ra đồng loạt mà tuần tự từng nhà, theo trật tự đã thoả thuận trước. Lễ được tổ chức to hay nhỏ, nhiều ngày hay ít ngày cũng tuỳ thuộc vào kết quả thu hoạch mùa màng của mỗi gia đình.



Lễ chia làm 2 phần cơ bản: Phần lễ (“Lễ cúng thần”) và phần hội (“Ăn cơm mới”). Lễ vật cúng gồm: thịt heo; rượu cần; cơm mới; bầu nước lã; ông điếu; bếp đựng than; các nông cụ (1 cây cuốc, 1 cây rựa, 1 cây rìu)… Sau khi lễ vật được bày biện xong, gia chủ sẽ mời thầy cúng giàu kinh nghiệm, được mọi người kính nể tiến hành làm lễ cúng cho Yàng (thần).



Khi tiếng chiêng nổi lên, thầy cúng đọc lời khấn nguyện tỏ lòng biết ơn các thần: "Ơ Yang phía đông, Yang phía tây, Yang mây, Yang đất... Nay lúa đã suốt về, gà đã mổ, rượu đã đầy ché... Xin mời các Yang hãy cầm cần rượu, ăn miếng thịt gà, bát cơm mới đầu mùa. Mong Yang cho mùa mùa sau lúa ngoài rẫy sai bông, mẩy hạt, đến kỳ thu hoạch đầy gùi, ngập kho... ". Khấn xong, thầy đi vẩy rượu chúc phúc nơi bếp lửa, dàn chiêng, cầu thang, kho lúa.

Già làng Ama Loan làm lễ cúng. Ảnh: vinaculto



Sau phần nghi lễ, bắt đầu cuộc tiệc vui. Khi các ché rượu cần đã được buộc vào cột gươl, lợn, gà đã được mổ thịt xong xuôi thì thầy cúng hút rượu cần hoà vào một bát tiết lợn, rồi trân trọng mời nữ chủ nhân cao tuổi nhất trong gia đình. Sau đó, thầy đi vẩy rượu chúc phúc nơi bếp lửa, cầu thang, kho lúa, dàn chiêng. Khi nghi lễ kết thúc là lúc tiệc vui bắt đầu.

Nữ chủ nhân là người đầu tiên thưởng thức rượu cần. Ảnh: vinaculto



Sau nghi thức cúng, người nữ chủ nhân trong gia đình được mời uống rượu cần đầu tiên, tiếp đó mới đến những người trong họ và du khách tới dự. Những người dự lễ được mời nối tay trên cần rượu, nghe chiêng, nghe hát Aday (một loại dân ca trữ tình). Trước khi ra về, mỗi người khách còn được chủ nhà biếu một gói thức ăn nhỏ, như sự chia đều may mắn cho mỗi gia đình.



Lễ ăn cơm mới không chỉ là dịp để người Ê đê tận hưởng thành quả sau những ngày lao động nhọc nhằn, mà ý nghĩa lớn hơn là để người dân tạ ơn thần, bởi thần lúa là vị thần rất được coi trọng trong các vị thần được tôn thờ.



Lan Anh (tổng hợp)

NỔI BẬT TRANG CHỦ