(Cinet) - Liên hoan nghi lễ Chầu văn năm 2014, được tổ chức từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 4 với nhiều hoạt động hấp dẫn, góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chầu văn.
Liên hoan Nghi lễ Chầu văn 2014 tổ chức tại Bắc Giang |
(Cinet) - Liên hoan nghi lễ Chầu văn năm 2014, được tổ chức trong 03 ngày từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 4 tại thành phố Bắc Giang, với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Nhằm đã góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chầu văn, Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam ( Hội Di sản văn hóa Việt Nam) đã tổ chức Liên hoan nghi lễ Chầu văn năm 2014.
Với sự tham gia của 17 đoàn gồm hàng trăm thanh đồng đến từ nhiều địa phương, tỉnh/thành trên cả nước. Liên hoan Chầu Văn 2014 đã diễn ra trong không khí lễ hội tôn nghiêm và những nghi lễ tâm linh đặc sắc trong văn hóa Việt.
Tại Liên hoan các thanh đồng đã tham gia biểu diễn từ 3 giá trở nên trong vòng một giờ. Các thanh đồng được tự chọn các giá để biểu diễn như: giá Trần triều (đại diện cho hội đồng nhà Trần); giá Chúa (đại diện cho 36 chúa); giá Quan (đại diện cho Hội đồng quan lớn); giá Chầu (đại diện cho 12 giá chầu); giá Hoàng (đại diện cho 12 giá hoàng); giá Cô (đại diện cho 12 giá cô); giá Cậu (đại diện cho 12 giá cậu). Ở mỗi giá có 4 thanh đồng thay mặt cho tứ trụ triều đình hầu hạ, dạ vâng cho thanh đồng hầu Mẫu đại diện cho đạo Mẫu.
Trong nền nhạc huyền bí, đậm chất tâm linh, các thành đồng đã có những màn trinh diễn hấp dẫn thu hút người xem.. |
Trong nền âm nhạc đầy chất huyền bí, không gian diễn xướng đậm chất tâm linh, các thanh đồng đã hóa thân thành các vị thánh biểu diễn những màn múa, hát với những lời ca có nội dung phong phú, giàu cảm xúc.
Là một trong số 48 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đã được công nhận, Nghi lễ Chầu văn là loại hình tín ngưỡng gắn với đạo thờ mẫu của người Việt. Liên hoan Nghi lễ Chầu văn 2014 không chỉ là dịp để công chúng hiểu thêm về một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc, mà còn góp phần trong việc lập hồ sơ tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam trình Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2015.
Chầu văn hay được dân gian gọi là hát văn, hát bóng có xuất xứ từ vùng Đồng bằng Bắc bộ vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Nghi lễ Chầu văn gắn với tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo). Trong khoảng đầu những năm 1950, nghi lễ hầu đồng cũng là nghệ thuật hát văn bị cấm do bị coi là hình thức mê tín dị đoan. Tuy nhiên với nhiều nỗ lực gìn giữ, phục hồi, nghệ thuật hát văn đã được nhìn nhận lại và được đánh giá là một loại hình nghệ thuật có giá trị của truyền thống của dân tộc. |
NLH