(Tổ Quốc) - Không chỉ được dùng trong ăn uống, quả gấc còn giúp chữa nhiều bệnh thường gặp, đặc biệt giúp làn da chị em tươi trẻ, mịn màng từ trong ra ngoài.
Gấc không chỉ là thực phẩm mà còn là thuốc quý trong Đông y, dưỡng nhan vô cùng hiệu quả
Gấc là một loại trái cây quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của dân Việt Nam. Vào khoảng tháng 9-12, gấc cho thu hoạch trái. Chúng ta thường lấy cùi ruột đồ xôi, bóc lấy lớp màng hạt để chế dầu. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), quả gấc có 3 bộ phận dùng được: Hạt gấc, màng đỏ bao quanh hạt gấc và rễ gấc. Trong Đông y, màng đỏ bao quanh hạt gấc có thể dùng để ép lấy dầu, có tên là dầu gấc và sử dụng để ăn uống, làm đẹp. Rễ gấc nằm dưới đất có thể thái, phơi khô và chữa bệnh...
Gấc là một loại trái cây quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của dân Việt Nam.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học tại Việt Nam đã chứng minh rằng gấc là một loại quả sạch, an toàn, có hiệu quả chống oxy hóa cao hơn cả cà chua, cà rốt, tăng cường hệ thống miễn dịch, sức đề kháng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, đầy sức sống. Lượng beta-caroten, lycopen, alphatocopherol cùng nhiều chất béo thực vật chính là nguồn chất giúp cơ thể luôn tràn đầy sinh lực.
Theo Webmd, beta-carotene là một chất thường xuất hiện trong những loại rau củ quả màu đỏ, cam cùng các sắc tố vàng. Beta-carotene cùng carotenoid cung cấp khoảng 50% lượng vitamin A cần thiết trong chế độ ăn uống của một người. Beta-carotene được sử dụng trong điều trị hen khi tập thể dục, ngăn ngừa ung thư, đục thủy tinh thể, điều trị AIDS, nghiện rượu, bệnh Alzheimer, viêm khớp dạng thấp, tâm thần phân liệt và các rối loạn da bao gồm cả vảy nến, bạch biến…
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học tại Việt Nam đã chứng minh rằng gấc là một loại quả sạch, an toàn, có hiệu quả chống oxy hóa cao hơn cả cà chua, cà rốt...
Loại chất này cũng rất quan trọng trong điều trị suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ tử vong và quáng gà khi mang thai, tiêu chảy và sốt ở phụ nữ sau sinh. Một số người dễ bị cháy nắng cũng có thể sử dụng beta-carotene để giảm nguy cơ.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Viện Nghiên cứu Ung thư cùng với Tổ chức Nghiên cứu Thế giới về ung thư cùng khuyên bạn nên bổ sung beta-carotene cùng nhiều chất chống oxy hóa từ thực phẩm thay vì sử dụng thực phẩm chức năng. Lượng được khuyến cáo là 5 khẩu phần trái cây, rau củ mỗi ngày, sẽ cung cấp 6-8g beta-carotene cần thiết cho cơ thể. Và gấc được coi là một trong những loại trái cây cực dồi dào loại chất này.
Bên cạnh đó, lycopene cũng được coi là chất có khả năng chống oxy hóa rất cao, giúp giữ ẩm, làm sáng da, giảm cholesterol và lipid máu. Do đó rất tốt cho người bị tim mạch, đái tháo đường. Alphatocopherol có trong dầu gấc có nguồn vitamin E dồi dào, có khả năng làm giảm sự gia tăng của tế bào ung thư đồng thời làm da mềm mại, chống sạm da, khô da, xơ tóc…
Ăn gấc rất tốt cho người bị tim mạch, đái tháo đường.
Những bài thuốc từ quả gấc giúp chữa bệnh, làm đẹp da hiệu quả
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong Đông y, dầu gấc có vị ngọt, béo, tính bình, nhiều vitamin A, beta-carotene cùng nhiều loại chất khác, có tác dụng bổ tì vị, làm sáng mắt, chữa quáng gà, khô mắt, dùng cho trẻ em chậm lớn, sút cân, người kém ăn, mệt mỏi. Dầu gấc còn có thể bôi ngoài vết thương, vết bỏng sẽ giúp vết thương mau lên da non, chóng lành. Người lớn dùng 15-25 giọt mỗi ngày, trẻ em dùng 5-10 giọt mỗi ngày. Tuy nhiên cần sử dụng đúng liều lượng, nếu quá liều sẽ gây bứt rứt, khó chịu.
Một số bài thuốc chữa bệnh, dưỡng nhan từ quả gấc được vị lương y này đưa ra:
- Mắt khô mờ, cần bổ sung vitamin A để sáng mắt, chống sạm da: Dùng dầu gấc trộn vào thức ăn nấu chín hoặc uống, mỗi ngày khoảng 10g.
Trong Đông y, dầu gấc có vị ngọt, béo, tính bình, nhiều vitamin A, beta-carotene cùng nhiều loại chất khác, có tác dụng bổ tì vị, làm sáng mắt, chữa quáng gà, khô mắt...
- Chữa phong thấp, sưng đau chân do trời lạnh: Gốc dây gấc phối hợp với đơn gối hạc, mộc thông, tỳ giải, mỗi vị 15g đem sắc uống hoặc dùng ngoài bằng cách ngâm rượu xoa bóp. Hoặc rễ gấc phối hợp tang chi, thiên niên kiện, ngũ gia bì. Khi sử dụng rễ gấc, chuyên gia lưu ý bạn cần dùng loại rễ nằm dưới đất để tránh gây độc cơ thể. Hoặc bạn có thể sử dụng hạt gấc: Nhân hạt gấc sao vàng, giã nhỏ cùng một số loại thuốc như địa liền, phụ tử, quế, hồi, ngâm thành rượu
- Kem dưỡng giúp da mịn màng, trắng hồng hơn: Sử dụng màng bọc xung quanh hạt gấc nấu cùng gạo ăn, hoặc nấu xôi nên tận dụng cho vào cùng sẽ bổ sung nguồn vitamin E dồi dào cho cơ thể, giúp da dẻ mịn màng.
Sử dụng màng bọc xung quanh hạt gấc nấu cùng gạo ăn, hoặc nấu xôi nên tận dụng cho vào cùng sẽ bổ sung nguồn vitamin E dồi dào cho cơ thể, giúp da dẻ mịn màng.
- Chữa trĩ, lòi dom: Nhân hạt gấc 5-10g, giã, trộn với giấm thanh vừa đủ, pha dạng sền sệt. Bọc vải, đắp vào nơi bị trĩ sẽ giúp trĩ co lại.
- Chữa sưng vú: Nhân hạt gấc giã nhỏ, hòa rượu 40 độ, đắp vào sẽ giúp bệnh nhanh khỏi.
Lưu ý: Không dùng quá nhiều carotene vì sẽ tích trữ dưới da, làm vàng da, nhất là lòng bàn tay và bàn chân, để trong thời gian dài có thể gây ngộ độc. Cẩn thận khi sử dụng hạt gấc vì loại hạt này chứa độc tính và có thể nguy hiểm nếu không dùng đúng cách. Không dùng hạt gấc qua đường uống, chỉ nên chữa ngoài da.