Người đàn ông 43 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TP HCM được đưa đến cấp cứu với lưỡi dao cắm sâu vào lưng, cạnh trái cột sống ngực, xuyên thấu ngực trái và cán dao đã gãy.
- 11.10.2018 Trinh sát hình sự nổ súng bắn kẻ dùng bình xịt hơi cay cướp giật trên phố
- 10.10.2018 Đâm thủng bụng bảo vệ trường mầm non vì không cho vào đón con
- 09.10.2018 Phát hiện thi thể bé sơ sinh trong bồn cầu của phòng trọ
- 09.10.2018 Trộm tiền bị phát hiện, thiếu niên rút dao rút dao đâm cụ bà trọng thương
- 09.10.2018 Cán bộ địa chính xã bị bắt sau 12 năm trốn truy nã
Theo bác sĩ cấp cứu bệnh viện đa khoa Xuyên Á, tình trạng bệnh nhân lúc vào viện còn tương đối ổn định, tuy nhiên lưỡi dao đi hướng về sát động mạch chủ ngực.
Sau khi khảo sát nhanh trên CTscan, bác sĩ nhận thấy lưỡi dao đi qua gian sườn 4, hướng về sát động mạch chủ ngực, gây tổn thương mạch máu gian sườn, tạo khối máu tụ ở thành ngực và ở màng phổi trung thất ngay cạnh động mạch chủ ngực.
Con dao cắm sâu vào lưng người bệnh
Bệnh nhân được nhanh chóng đưa vào phòng mổ, sau khi các bác sĩ kiểm soát được mạch máu lớn trong lồng ngực (động mạch chủ ngực), lúc này lưỡi dao được rút ra. May mắn động mạch chủ ngực chưa tổn thương. Chảy máu ở khối cơ cạnh cột sống và động mạch gian sườn được xử trí cầm máu.
Bác sĩ khuyến cáo, trong sơ cứu, cấp cứu các trường hợp bị vật nhọn đâm vào cơ thể, đặc biệt là nghi ngờ vào các mạch máu, mạch máu lớn thì cần xác định tổn thương có gây ngưng tim, ngưng thở hay không. Nếu có cần thực hiện hồi sinh tim phổi.
Lưỡi dao gần 6cm được lấy ra ngoài
Không được rút dị vật ra, ngay cả tại phòng cấp cứu. Vì trong các trường hợp chấn thương mạch máu, dị vật có tác dụng như một "nút cầm máu tạm", khi vội vã rút ra, bệnh nhân có thể chết vì chảy máu ồ ạt.
Ngoài ra, rút dị vật còn làm cho tổn thương thêm mạch máu, thần kinh, tạo khó khăn cho thầy thuốc khi xử trí tổn thương. Rút dị vật chỉ được thực hiện trong phòng mổ bởi phẫu thuật viên.
Việc cần làm ngay là băng cố định dị vật (bằng băng thun, vải hoặc bất cứ vật liệu gì tương tự) nhằm không cho vật nhọn xê dịch thứ phát (sẽ làm tổn thương nặng nề hơn), tránh chảy máu nhiều, giảm đau đớn cho bệnh nhân rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật mạch máu, lồng ngực.