Rất nhiều trường hợp trồng cây dưa chuột (hay còn gọi là dưa leo) cho ra nhiều trái nhưng chất lượng lại không đạt tiêu chuẩn, kích thước không đồng đều, trái dưa có vị đắng rất khó ăn.
Theo nghiên cứu khoa học, những trái dưa chuột bị đắng thậm chí còn chứa một lượng độc tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe (Ảnh: sinhhocvietnam.vn) |
Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quy trình chăm sóc và các điều kiện tự nhiên tác động. Tại bài viết này sẽ chia sẻ những vấn đề xoay quanh việc trồng dưa chuột cho trái đắng chát.
Dưa chuột (dưa leo) không đạt tiêu chuẩn hương vị có hai trường hợp, một là dưa bị đắng chát cả trái, hai là trái thường bị đắng ở phần cuống phần còn lại thì vẫn giữ được độ giòn ngọt. Điều này khiến các thành phần dinh dưỡng trong trái dưa bị biến chất trở nên độc hại. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trồng cây dưa chuột cho ra trái bị đắng.
Nhiệt độ & độ ẩm
Cây dưa chuột thường thích nghi với điều kiện thời tiết mát mẻ và một chút ẩm ướt. Nếu trồng ở nhiệt độ quá cao, thời tiết nắng nóng, đất khô cằn, điều này gây ra tình trạng trái bị teo, thiếu dinh dưỡng cung cấp nuôi trái.
Nếu gặp thời tiết ít nắng, nhiệt độ thấp thì bộ rễ dưa chuột bị tổn thương, sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng kém khiến tốc độ sinh trưởng, phát triển của trái dưa bị chậm lại, bộ rễ cây dưa và bộ phận cuống trái dưa tích tụ càng nhiều chất gây vị đắng khiến trái dưa trở nên đắng.
Nước
Lượng nước tưới có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng của dưa chuột. Dưa chuột cần cung cấp nhiều nước và độ ẩm nhưng lại không chịu được úng vì vậy cần phải chú ý đến lượng nước tưới cho cây trồng. Dưa chuột trồng thường bị đắng là do thiếu nước, đất khô hạn khiến trái bị đắng.
Phân bón
Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trái dưa chuột là ở quá trình bón phân, việc bón quá nhiều đạm hay kali sẽ khiến cây thân cây mọc quá cao, các quả ra ở phần nhánh cây hoặc phần thân cây yếu thì dễ bị đắng.
Biện pháp khắc phục dưa chuột bị đắng
Bổ sung các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân động vật, các loại phân xanh từ rơm, rạ, cỏ khô,... để giữ ẩm cho đất. Luôn đảm bảo lượng nước tưới cho cây. Đặc biệt thời điểm cây ra hoa và kết trái cần phải tưới nước đều đặn, luôn giữ đất phải đủ độ ẩm, nhưng không được để đất bị ngập nước. Dưa leo trồng phải được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển, tốt nhất là từ 24 - 30°C. Điều này sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, cho trái lớn, vị ngọt giòn. Giai đoạn trái dưa chuột phá triển thì nên hạn chế bón quá nhiều hoặc quá ít phân đạm, tùy theo quy mô và số lượng cây trồng để bón phân cho phù hợp, tỷ lệ lượng phân bón N:P:K lần lượt là 5:2:6.
Mật độ cây trồng nên có khoảng cách hợp lý giữa các cây, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu đã trồng quá sát nhau thì khi cây bắt đầu ra trái nhỏ nên tỉa bớt các nhánh phụ, cành lá xung quanh để trái có thể dễ dàng phát triển tốt.
Theo tài liệu của Hội nuôi trồng VN