(Tổ Quốc) - Overthinking hay "suy nghĩ quá mức" là tình trạng mà ta dành quá nhiều thời gian và năng lượng để suy nghĩ về một vấn đề nhỏ nhặt hoặc không cần thiết.
- 01.03.2024 4 dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc hội chứng overthinking: Dấu hiệu số 2 đang gia tăng ở người trẻ
- 01.03.2024 Có 1 kiểu ăn uống khiến "tuổi thọ ngắn" và gây bệnh tim mạch mà người Nhật tránh xa nhưng người Việt lại dễ phạm phải
- 29.02.2024 Thận không tốt, cơ thể sẽ xuất hiện “hai đen một hôi”, làm sớm 4 điều này để không hối hận
Người overthinking thường cảm thấy dễ bị áp lực, căng thẳng, không thể chuyển những suy nghĩ này thành hành động tích cực và khó thoát khỏi vòng suy nghĩ không ngừng.
Overthinking phổ biến ở người trẻ như thế nào?
BÁC SĨ NGÔ MINH QUÂN
Tác giả bài viết
Bác sĩ Khoa Ngoại Thần Kinh - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP.HCM
Chủ nhiệm CLB Thầy thuốc Trẻ của Bệnh viện
Các nghiên cứu cho thấy có đến 73% người từ 25 đến 35 tuổi và 52% người từ 45 đến 55 tuổi từng gặp các vấn đề liên quan đến overthinking. Điều đó cho thấy, nhiều người trẻ hiện nay bị ảnh hưởng bởi tình trạng "suy nghĩ quá mức" hơn so với người lớn tuổi. Từ khóa "Status overthinking of young" (tình trạng suy nghĩ quá mức của giới trẻ) đã là một chủ đề thu hút nhiều sự bàn luận, nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây.
Overthinking có khả năng ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống của người trẻ, bao gồm cả sức khỏe thể chất, tình thần, công việc và sự phát triển các mối quan hệ xã hội. Cần phải nhận định và giải quyết những mối lo ngại này càng sớm càng tốt. Càng giải quyết nhanh thì càng góp phần giảm thiểu những hệ quả của overthinking đối với của giới trẻ hiện đại.
Đâu là nguyên nhân của overthinking ?
Sự lo lắng và suy nghĩ quá mức rất hay đánh lừa não bộ của chúng ta rằng nó có lợi. Natalie Dattilo, giáo sư tâm thần học tại Trường Y Harvard, giải thích một số người có nhận định rằng lo lắng cho thấy họ đang quan tâm đến điều gì đó và đang có sự chuẩn bị cho kết quả tồi tệ nhất, vì vậy mà lo lắng dễ dàng trở thành một thói quen khó bỏ.
Người overthinking có thể dễ dàng xác nhận rằng việc suy nghĩ quá mức khiến họ ngột ngạt, kiệt sức và cuối cùng thì tất cả những suy nghĩ đó hoàn toàn lãng phí như thế nào. Suy nghĩ quá mức được đánh giá là không hiệu quả và có thể dẫn đến trầm ngâm, gây khó khăn cho việc tận hưởng các hoạt động hàng ngày và phá vỡ sự điều hòa cảm xúc cũng như giấc ngủ của chúng ta.Theo bà Tanvi Jain, nhà tâm lý học lâm sàng cấp cao tại Hopequre, "Suy nghĩ quá mức là một vòng luẩn quẩn. Nó có thể được coi là một thói quen không lành mạnh gây ra nhiều căng thẳng"
Bên cạnh đó, dù không phải bệnh tâm thần nhưng overthinking có liên quan đến chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống và sử dụng chất gây nghiện. Ngoài ra có thể gặp ở những người mắc các bệnh lý mãn tính, dưới dạng suy nghĩ tiêu cực về nỗi đau và quá trình điều trị.
Đối phó overthinking: 3 cách nhất định bạn phải thử
Nếu nhận ra bản thân có xu hướng overthinking, hãy thử các cách sau
Bạn là chủ suy nghĩ của bản thân Thực hành kết nối với cơ thể Hòa mình vào thiên nhiên
Bạn không cần thiết quan tâm đến mọi suy nghĩ, lo lắng xuất hiện trong đầu mình. Bộ não chúng ta thường xuyên đưa ra đủ loại suy nghĩ đa chiều cho nên dù suy nghĩ xuất hiện gần như liên tục, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn phải có khả năng quyết định xem mình có chấp nhận chúng hay không. Trên thực tế, nếu bạn có thể tận dụng những khoảnh khắc suy nghĩ quá nhiều đó để tự đặt câu hỏi và kiểm tra xem điều gì là đúng, khi đó suy nghĩ lo lắng không còn tác động nhiều đến bạn nữa.
Viết nhật ký là một cách hữu ích để loại bỏ những suy nghĩ trong đầu bạn để chúng không làm bạn choáng ngợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi lại danh sách việc cần làm. Giáo sư Dattilo cho rằng việc lập danh sách hoặc kế hoạch mang tính hành động nhiều hơn và điều đó cũng có thể làm dịu bộ não đang suy nghĩ quá mức của chúng ta. Bạn có thể làm điều đó ở bất cứ đâu, từ một mảnh giấy đến ứng dụng ghi chú trên điện thoại.
Bạn nên gác lại mọi suy nghĩ đang có và tập trung vào cơ thể mình. Khi bạn không làm chủ, bộ não khi tự hoạt động sẽ suy nghĩ quá mức. Rèn luyện sự chú tâm là một kỹ thuật thiền có thể mang lại lợi ích cho những người mắc chứng lo âu và trầm cảm. Cách dễ nhất để thực hành là tập trung vào một việc gì đó thường ngày, chẳng hạn như rửa bát hoặc gấp đồ giặt. Giáo sư Dattilo khuyên chỉ cần hướng sự chú ý của mình vào việc nhất định hay thậm chí là tập trung vào việc quan sát bản thân cũng như bất kỳ cảm giác nào nảy sinh. Sự tập trung có trọng tâm đó có thể giúp làm dịu đi những suy nghĩ khác xâm nhập.
Có nhiều cách hiệu quả, một trong số đó là hãy thử nhắm mắt lại và cố gắng cảm nhận nhịp tim của bạn từ bên trong, nắm chặt hai tay, đặt cả hai chân xuống sàn và cố gắng cảm nhận từng điểm tiếp xúc. Ngoài ra di chuyển cơ thể theo âm nhạc hoặc tập gym cũng là những cách khác để kết nối.
Bất kể bạn đang ở đâu, không khí trong lành có thể giúp ích rất nhiều cho tâm trí bạn. Nếu bạn có thể hòa mình vào thiên nhiên thì càng tốt. Các nghiên cứu cho thấy đi bộ 90 phút trong môi trường thiên nhiên có thể làm giảm xu hướng suy nghĩ quá mức của một người. Điều này có được chủ yếu liên quan đến việc giảm tiếng ồn và các phiền nhiễu khi trong môi trường tự nhiên. Nhờ đó một số người dập tắt những suy nghĩ tiêu cực và bắt đầu đánh giá cao những điều lớn lao hơn bản thân họ ở môi trường xung quanh.