(Tổ Quốc) - Bệnh nhân lớn tuổi có tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh lý mạch vành điều trị không liên tục, do vậy bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao xảy ra các biến cố tim mạch trong và sau phẫu thuật.
- 02.11.2018 Dù mới 30 tuổi nhưng thấy thường xuyên mệt mỏi khó thở, coi chừng mắc căn bệnh di truyền gây đột tử này
- 02.11.2018 Cỗ máy biến không khí thành nước sạch chỉ có trong chuyện cổ tích đã xuất hiện tại Hà Nội
- 01.11.2018 Xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N6 có độc tính cực mạnh tại Phú Yên
- 01.11.2018 "Mầm" ung thư ẩn náu ở 7 loại thực phẩm: Nếu không muốn mắc bệnh, bạn nên đặc biệt chú ý!
- 31.10.2018 Hi hữu: Người đàn ông có 3 tinh hoàn hiếm gặp
Luật sư - Tiến sĩ P.Đ.T (72 tuổi, ngụ ở TP HCM) được người nhà đưa tới bệnh viện Quốc tế City cấp cứu trong tình trạng yếu tứ chi nặng diễn tiến nhanh, không thể tự đi lại kèm tê nhiều và vụng về cử động đôi bàn tay.
Vợ bệnh nhân cho biết, ông T. bị tình trạng thoát vị đĩa đệm đã 6 năm nay và được các bác sĩ khuyên nên phẫu thuật để tránh biến chứng. Tuy nhiên, vì bệnh nhân còn nhiều bệnh lý khác, đặc biệt nhất là bệnh mạch vành nên lo lắng nếu mổ sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ thăm khám cho người bệnh
Hai tuần gần đây khi thấy chân yếu rõ, không thể đi lại được nên gia đình quyết định đưa bệnh nhân nhập viện.
Thăm khám lâm sàng, bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có giảm nhiều sức cơ tứ chi, kèm hội chứng tháp, tăng phản xạ chi dưới. MRI cột sống cổ có chèn ép tủy nặng do hẹp trầm trọng ống sống cổ.
BS Huỳnh Hồng Châu - Trưởng khoa Ngoại thần kinh cho biết, với tình trạng của bệnh nhân nên được phẫu thuật giải áp tủy sống cổ sớm nhất nhằm tránh rủi ro có thể diễn tiến đến liệt tứ chi và ngưng thở do tổn thương tủy cổ nếu như tình cờ xảy ra một sang chấn nhẹ vùng cổ.
Qua hội chẩn liên chuyên khoa, xác định bệnh nhân trên 65 tuổi, có tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh lý mạch vành điều trị không liên tục, do vậy bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao xảy ra các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim cấp, nhồi máu não cấp và các biến cố khác trong và sau phẫu thuật.
Bác sĩ đã giải thích kỹ các yếu tố nguy cơ của gây mê, phẫu thuật cho bệnh nhân và thân nhân. Một phương án đã được đề nghị là có thể tiến hành chụp mạch vành và can thiệp thực hiện trước khi phẫu thuật điều trị bệnh lý tủy cổ.
Tuy nhiên nếu như bệnh lý mạch vành nặng cần thiết phải can thiệp đặt stent bệnh nhân cần phải trì hoãn phẫu thuật điều trị bệnh lý cột sống cổ ít nhất 2 tuần sau khi can thiệp mạch vành. Đứng trước nguy cơ liệt tứ chi và đột tử vì suy hô hấp cấp do chèn ép tủy cổ, bệnh nhân và thân nhân đã quyết định chọn phương án phẫu thuật cột sống cổ trước.
Sau khi mổ, bệnh nhân đã tỉnh táo, tự thở tốt, sức cơ tứ chi hồi phục so với trước phẫu thuật, bệnh nhân cải thiện gần hoàn toàn các triệu chứng tê và các cử động tinh vi đôi bàn tay.
Bác sĩ cũng tiến hành can thiệp tái thông động mạch vành thành công, bệnh nhân cải thiện dần các triệu chứng, huyết động và nhịp tim ổn định dần, các giá trị men tim giảm, sức co bóp cơ tim hồi phục rất tốt.