• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga số hóa di sản âm nhạc

03/08/2011 10:11

Nhà hát Bolshoi của Nga đang thực hiện dự án số hóa di sản âm nhạc thế giới và âm nhạc Nga.

Nhà hát Bolshoi của Nga đang thực hiện dự án số hóa di sản âm nhạc thế giới và âm nhạc Nga.

Bút tích, tư liệu của các nhà soạn nhạc vỹ đại nhất trong lịch sử sẽ được lưu giữ cẩn thận, hệ thống, sau đó đưa lên mạng để mọi người có thể tiếp cận.

Toàn bộ thông tin, di sản âm nhạc thu thập được, Bolshoi sẽ hệ thống theo công nghệ số, trong đó có nhiều tư liệu được đánh giá là cổ nhất, vĩ đại nhất trên thế giới, như cuốn sổ chép nhạc bằng tay, chữ Latin của Italy từ thế kỷ XV. Không phải tất cả di sản âm nhạc này đều của các nhạc sỹ vĩ đại, mà rất nhiều trong số chúng chỉ đơn thuần là những chứng tích âm nhạc của một thời đại lịch sử hay những thông tin âm nhạc có giá trị biểu trưng nhất định. Đó cũng có thể là những dòng ghi chú chuyên môn hay những nét nguệch ngoạc của một thành viên ban nhạc trong những giờ tập mệt mỏi, căng thẳng tại một rạp hát vào thế kỷ thứ XVIII. Những tư liệu, hiện vật này cho thấy sự hài hước cũng như cuộc sống thực tế, quan điểm của các nghệ sỹ thời kỳ này. Bolshoi đang giữ một bản nhạc phía dưới có ghi dòng chữ The Great Stalin is Dead (Stalin vĩ đại đã chết), ám chỉ nhà độc tài Liên Xô Stalin đã chết năm 1953. Chữ Great đã bị trầy xước và không ai biết chắc câu đó do chính tác giả viết hay các nhạc sỹ sau này viết trong khi dùng bản phổ.

Giải thích về những dòng chữ xuất hiện phổ biến trên nhiều bản nhạc này, chuyên viên lưu trữ của Bolshoi, Bobrik cho rằng, nghệ sỹ thường trong tâm trạng tẻ nhạt, nhàm chán, đôi khi là lơ đễnh do phải tập đi tập lại một bản nhạc, đoạn nhạc. “Họ rơi vào trạng thái buồn bã và giải khuây bằng những dòng chữ, hình vẽ nguệch ngoạc”.

Bolshoi đá số hóa được khoảng 20% kho tư liệu. Đây là một phần trong dự án bắt đầu cách đây hai năm. Kết quả của dự án này sẽ được đưa lên mạng. Boris Mukosey, quản trị dữ liệu của Bolshoi cho biết: “Hầu hết di sản cổ nhất, có giá trị nhất thuộc về các nhà soạn nhạc Italy, một số khác thuộc về các nhà soạn nhạc Pháp, Đức làm việc tại Nga. Nhiều người là nhà soạn nhạc lỗi lạc của châu Âu, kiếm được rất nhiều tiền. Điều này chứng tỏ một điều, chế độ Nga hoàng có sức hút rất lớn với các nhà soạn nhạc hàng đầu này”.

Trước khi có dự án số hóa di sản âm nhạc này, Nhà hát Bolshoi đã để mất nhiều tư liệu, hiện vật, sau ba trận hỏa hoạn lịch sử vào thế kỷ thứ XIX, các năm 1805, 1812 và 1853. Những hiện vật còn sót lại nằm trong số những di sản quý nhất của nhà hát. Các di sản âm nhạc quốc gia Nga chiếm phần lớn trong kho lưu trữ này, trong đó có bản thảo của các nhà soạn nhạc nổi tiếng như Nikolai Rimsky-Korsakov, Sergei Rachmaninov và Dmitry Shostakovich.

 

Theo Reuters

NỔI BẬT TRANG CHỦ