(Tổ Quốc)- Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- 20.07.2021 Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt thỏa thuận về các hoạt động tiền tệ
- 07.07.2021 NCB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn thêm 1.500 tỷ đồng
- 25.06.2021 Ngân hàng Nhà nước 6 năm liên tiếp dẫn đầu về cải cách hành chính
- 05.05.2021 Ngân hàng Nhà nước nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Thông tư quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro trong đó có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, tài sản bảo đảm. Trong vòng 10 ngày, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo và gửi về Ngân hàng Nhà nước bộ quy định nội bộ này.
Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau: Nợ tiêu chuẩn không phải trích lập, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%.
Thông tư cũng nêu rõ mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Tài sản bảo đảm đủ điều kiện được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng. Tỷ lệ khấu trừ tùy thuộc vào từng loại tài sản nhưng phải theo nguyên tắc tài sản thanh khoản càng thấp, mức biến động giá càng lớn thì tỷ lệ khấu trừ phải càng thấp.
Trường hợp tài sản bảo đảm từ 200 tỷ đồng trở lên, tài sản từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của người có liên quan, cần chú ý, nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn phải thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị tài sản.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro. tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp khách hàng tổ chức bị giải thể, phá sản, khách hàng cá nhân chết, mất tích hoặc trường hợp nợ phân loại vào nhóm 5.
Việc thực hiện phân loại nợ phải đáp ứng các yêu cầu sau, có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 1 năm, có chính sách dự phòng theo quy định.
Về nguyên tắc, thông tư quy định, toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ theo 5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.
Ngoài ra, sau thời gian tối thiểu 5 năm, từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2021.