(Tổ Quốc) - Gần đây, ngày càng nhiều trẻ được phát hiện mắc phải hội chứng TIC (rối loạn vận động, phát âm). Ngoài các yếu tố nguy cơ khác, hầu hết đều do trẻ sử dụng điện thoại, xem tivi quá nhiều.
- 20.11.2023 Thứ mọc ở độ cao hơn 2000m chưa ai trồng được là "thuốc chống ung thư tự nhiên", kéo dài tuổi thọ hiệu quả: Ở Việt Nam bán 30 triệu/kg
- 20.11.2023 "Quét sạch" mỡ nội tạng nhờ 5 thực phẩm hàng đầu được các bác sĩ Nhật lựa chọn, xếp thứ nhất là loại rau quen nhưng người Việt ít ăn
- 20.11.2023 Cô gái uống cùng lúc 60 viên paracetamol nhập viện trong tình trạng ngộ độc nặng
Hội chứng TIC là gì?
Hội chứng TIC là một rối loạn thần kinh liên quan đến các cử động hoặc lời nói lặp đi lặp lại không tự chủ và mất kiểm soát.
Thường xuất hiện ở trẻ 2 -15 tuổi, tỷ lệ mắc của bé trai cao gấp 3 - 4 lần bé gái. Mức độ nặng tùy thuộc vào từng trẻ, tuy nhiên thường trầm trọng nhất vào giai đoạn dậy thì và thuyên giảm dần khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành.
Bác sĩ Dương Thị Thu Huyền
Tác giả bài viết
Bác sĩ định hướng nhi khoa - Bệnh viện Nhi đồng 1
Bác sĩ điều trị Khoa nhi - Bệnh viện quân y 175
Nguyên nhân gây hội chứng TIC chưa được khẳng định chính xác, nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng do: đột biến gen; bất thường trong não bộ hoặc các chất dẫn truyền thần kinh; ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý, môi trường sống: ảnh hưởng của phim ảnh, trò chơi điện tử, xem tivi, điện thoại quá nhiều.
Triệu chứng nhẹ: thở dài, ho, tặc lưỡi, hắng giọng, la hét, nháy mắt, chun mũi, giật mắt, nhún vai, lắc đầu…
Triệu chứng nặng: nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh, tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn…
Khi mắc hội chứng TIC trẻ vẫn có thể học tập bình thường. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp và khắc phục sớm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho trẻ như: tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn giấc ngủ, …
Phòng ngừa hội chứng TIC ở trẻ
- Cha mẹ cần quản lý việc trẻ sử dụng thiết bị thông minh: giới hạn thời gian sử dụng, quản lý nội dung xem, tốt nhất nên cùng xem và tạo tương tác với con.
- Làm gương cho trẻ, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước mặt con; cùng chơi trò chơi vận động, đọc sách, khuyến khích trẻ tập thể dục, làm việc nhà..
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya
- Giữ không khí gia đình không căng thẳng. Dành thời gian trò chuyện, giúp trẻ giải tỏa tâm lý
- Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm nhiều đường: bánh kẹo ngọt, nước ngọt,.. hạn chế thực phẩm dầu mỡ, chế biến sẵn: xúc xích, snack, lạp xưởng...
- Việc điều trị rối loạn TIC ở trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, cha mẹ, người thân và những người xung quanh trẻ. Trong đó, cha mẹ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để giúp bệnh của bé nhanh khỏi.