• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam

Thực hiện: Bảo Trung - Khánh Huy | 11/05/2022

(Tổ Quốc) - Đội tuyển kurash Việt Nam đã có ngày ra quân thi đấu vượt trội so với các đối thủ, giành trọn 4 HCV, 2 HCB và một HCĐ trong 4 hạng cân.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 1.

Chiều 10/5, môn Kurash tại SEA Games 31 chính thức khởi tranh với 4 nội dung. Trong một ngày thi đấu đúng phong độ, các VĐV Việt Nam đã xuất sắc giành về 4 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ. Đáng chú ý, đây chính là những tấm HCV đầu tiên của Đoàn Thể thao Việt Nam tại kỳ Đại hội thể thao ĐNÁ lần này.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 2.

Dù vậy với nhiều người hâm mộ thể thao, Kurash vẫn là một môn thể thao mới.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 3.

Thực tế, Kurash mới chỉ được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của SEA Games kể từ năm 2019.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 4.

Kurash là môn vật truyền thống của người Uzbekistan. Theo tiếng Uzbek, "Kurash" có nghĩa là "hoàn thành được mục tiêu đã đề ra". Kurash xuất hiện được cho có lịch sử vào khoảng 3.500 năm, xuất hiện đầu tiên tại khu vực là lãnh thổ của Uzbekistan hiện nay.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 5.

Vào 2500 năm trước, triết gia, nhà sử học Herodotus, đã đề cập tới Kurash khi nhắc tới đất nước Uzbekistan trong tác phẩm có tên "History" của mình.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 6.

Môn Kurash sau đó đã trải qua hàng nghìn năm phát triển không ngừng. Giải đấu chính thức đầu tiên của môn này được tổ chức vào năm 1928. Tới năm 1998, Hiệp hội Kurash quốc tế (IKA) chính thức được thành lập.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 7.

Một năm sau, giải vô địch thế giới của môn này được tổ chức ở quê hương Tashkent vào năm 1999. Đến nay, giải đấu này được tổ chức 2 năm một lần. Tới năm 2018, Kurash xuất hiện tại Á vận hội được tổ chức ở Jakarta và Palembang, Indonesia. Tới SEA Games 30 được tổ chức ở Philippines, Kurash cũng có mặt lần đầu. Tại đây, có tổng cộng 10 bộ huy chương được trao. Đoàn Thể thao Việt Nam xuất sắc xếp số 1 toàn đoàn khi giành được tới 7 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 8.

Môn Kurash thi đấu trên cùng sàn đấu với môn Judo. Luật thi đấu của hai môn này cũng có nhiều điểm tương đồng. Vì thế, nhiều VĐV của Kurash vốn có xuất phát điểm là từ bộ môn Judo. Khi lên đài, các VĐV mặc quần áo màu xanh dương và xanh lá, đi chân trần. Về thời lượng thi đấu, các võ sĩ nam sẽ thượng đài trong vòng 4 phút, các võ sĩ đấu trong vòng 3 phút. Đôi bên chỉ tranh tài trong 1 hiệp duy nhất. Môn Kurash không chấp nhận các đòn tấn công dưới thắt lưng. Một VĐV có 3 cách ghi điểm, với tên gọi là các đòn Halal, Yonbosh và Chala. Theo đó, một võ sĩ thực hiện thành công đòn Halal sẽ lập tức giành chiến thắng. Để ghi một điểm Halal, VĐV phải vật đối thủ qua lưng với lực và tốc độ "đủ".

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 9.

Ở hạng cận dưới 48kg của nữ, Tô Thị Trang lần lượt thắng Su Khin Khin (Myanmar), đồng đội Võ Thị Thùy Dương và thua Duangdara Kumlert (Thái Lan).

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 10.

Nhưng với tổng cộng 3 chiến thắng, Tô Thị Trang vẫn đứng đầu nội dung này và giành tấm HCV đầu tiên cho Đoàn Thể thao Việt Nam ở SEA Games 31.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 11.

Minh Quân (áo xanh lá) giành HCV tương đối thuyết phục, nhưng chặng đường bảo vệ danh hiệu của anh không hề dễ dàng.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 12.

"Trận đầu tôi gặp đôi chút tâm lý nên khởi đầu khá khó khăn, không đúng sức của mình. Dù tôi hạ đối thủ trực tiếp ở trận đấu đó, không đúng với tính toán ban đầu, tôi cần nhiều thời gian hơn để kết thúc trận đấu. Rồi từ từ, bản thân tôi cũng dần bắt nhịp và mọi thứ trơn tru hơn", Minh Quân cho biết.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 13.

Ở hạng dưới 81 kg nam có 4 võ sĩ thi đấu, trong đó có hai đại diện chủ nhà là Minh Quân và Trần Thanh Hiển. Sau khi vượt qua các đối thủ, 2 VĐV Việt Nam đấu chung kết.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 14.

Minh Quân - nhà đương kim vô địch của SEA Games đã thể hiện được bản lĩnh, kinh nghiệm để giành HCV.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 15.

Ở hạng cân 90kg của nam cũng là trận chung kết nội bộ, khi Trần Thương và Lê Duy Thành gặp nhau. Trận đấu diễn ra cân bằng, nhưng cuối cùng Trần Thương (phải) chiến thắng để giành HCV, còn còn Duy Thành (trái) nhận HCB.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 16.

"Trần Thương thể hiện xuất sắc với những trận thắng tuyệt đối và bảo vệ thành công tấm HCV", HLV trưởng Nguyễn Quốc Thắng nói sau trận đấu.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 17.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 18.

Ngày "hái vàng" của kurash Việt Nam - Ảnh 19.

Kurash Việt Nam vẫn còn 6 nội dung trong 2 ngày tiếp theo để chờ thêm những tấm HCV. Tại SEA Games 2019, các vận động viên Việt Nam giành 7 trong 10 HCV môn kurash.

NỔI BẬT TRANG CHỦ