• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nghệ thuật Trung Quốc trong sự khánh kiệt tư tưởng

07/11/2012 13:44

Trong một bài phản biện về nghệ thuật Trung Quốc trên tờ Guardian, nghệ sỹ Ngải Vị Vị đã đánh giá thế giới nghệ thuật tại Trung Quốc không hề tồn tại khi quyền tự do ngôn luận bị ngăn chặn cùng với sự kiểm soát của chính quyền đối với nghệ thuật Trung Quốc trong suốt hơn 60 năm qua.

Trong một bài phản biện về nghệ thuật Trung Quốc trên tờ Guardian, nghệ sỹ Ngải Vị Vị đã đánh giá thế giới nghệ thuật tại Trung Quốc không hề tồn tại khi quyền tự do ngôn luận bị ngăn chặn cùng với sự kiểm soát của chính quyền đối với nghệ thuật Trung Quốc trong suốt hơn 60 năm qua.

nghệ sĩ Ngải Vị Vị đã bị bắt giam vì chống đối sự đàn áp trong nghệ thuậtnghệ sĩ Ngải Vị Vị đã bị bắt giam vì chống đối sự đàn áp trong nghệ thuật

Chính cách kiểm duyệt tư tưởng của chính quyền Bắc Kinh đã khiến bất kì ai có quan điểm trái với đường lối đều bị đàn áp. Điều này đã biến nghệ thuật Trung Quốc không khác nào một thương phẩm. Nó từ khước bất kì sự dấn thân và chỉ có mỗi mục đích là say mê người xem bằng chính sự mơ hồ của nó.

Thế giới nghệ thuật Trung Quốc đâu tồn tại

Tại sao phải tổ chức một cái triển lãm mang tên “Nghệ thuật của sự đổi thay: Một lối đi mới của nghệ

thuật Trung Quốc” (triển lãm tại London khai mạc từ đầu tháng 9 -SM). Nó chẳng có giá trị gì để thảo luận khi ngay cả hướng đi cũ của nghệ thuật Trung Quốc cũng chẳng còn nữa. Dẫu rằng, chúng ta thấy có những nghệ sỹ Trung Quốc tài giỏi hơn những người khác trong buổi khai mạc tại gallery Hayward nhưng nó chỉ cho thấy một nỗ lực chào hàng với công chúng phương tây: đây là nghệ thuật đương đại của Trung Quốc. Bởi trong những tác phẩm này, không hề có con mắt phê phán. Vậy làm sao có thể nói về nghệ thuật Trung Quốc đương đại khi không giải quyết những vấn đề cấp bách hiện tại của một Trung Quốc hiện đại? Những tác phẩm này khác nào mấy món bình dân trong khu phố Tàu như đĩa gà kungpao, hay đĩa sườn lợn xào chua ngọt. Khi mọi người ăn, tất cả sẽ gật gù nói: ồ, món ngon Trung Quốc và đây chỉ là sản phẩm tiêu dùng dễ nuốt và không hề phản ánh được cái thực trạng của Trung Quốc ngày nay.

Nghệ thuật Trung Quốc không tồn tại trong một xã hội hạn chế tự do cá nhân, vi phạm nhân quyền, cứ cái gì độc lập thì bị gọi là giáo trá. Trong một xã hội toàn trị, đam mê sáng tạo và trí tưởng tưởng là một điều xa xỉ.

 Một tác phẩm của Bành Ngọc và Tôn Nguyên trong triển lãm “Nghệ thuật của sự đổi thay: Một lối đi mới của nghệ thuật Trung Quốc” tại London mở cửa từ tháng 9 đến tháng 12/2012



Trung Quốc là một đất nước có lịch sử phong phú, sự bùng nổ kinh tế khiến thế giới tò mò về những gì xảy ra trong đó. Nhưng, tôi có thể nói với các bạn rằng, sân khấu nghệ thuật này không hề có diễn viên. Chính phủ Trung Quốc đã đổ hàng tỷ đô la cho các dự án “quyền lực mềm” nhằm tăng cường giao lưu văn hóa Đông – Tây, cố thể hiện rằng đây là một quốc gia văn minh thịnh trị. Nhưng trò này chả khác gì chính sách ngoại giao bóng bàn của Mao Trạch Đông trong những năm 1970. Nào là các màn giao lưu bóng bàn với vận động viên Mỹ, rồi các con gấu trúc nhồi bông khổng lồ làm quà hữu nghị…

Năm 2011, chúng ta thấy Tân Hoa Xã loan tin về chiến dịch truyền thông công cộng của Trung Quốc bằng việc đặt giữa quảng trường Thời đại New York các màn chiếu lớn có hình diễn viên Thành Long, nghệ sỹ piano Lang Lang - Vân Địch, vận động viên bóng rổ Diêu Minh, phi hành gia Dương Lợi Vĩ. Rồi các Viện Khổng Tử đặt khắp nơi trên thế giới cùng lúc đó là các chuyến lưu diễn toàn cầu của các đoàn nhào lộn mang phong cách truyền thống. Với tôi, đây là một sự lăng mạ trí tuệ con người, một sự nhạo báng văn hóa khi biến nó thành một công cụ tuyên truyền mà ở đó, kĩ năng được khoe mẽ mà không kèm theo bản chất, hàng kỹ nghệ được trưng bày mà không có nội dung.

Mặc dù nghệ thuật Trung Quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nhưng cùng lúc đó nó từ chối những giá trị nhân văn làm nền tảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc hô hào về một thứ chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Hoa, nhưng có mấy ai, kể cả người Trung Quốc hiểu nó mang cái nghĩa gì? Cùng với nó là một lứa nghệ sỹ đã bị tẩy xóa bản sắc cá nhân thì không mong đợi một triển lãm của Trung Quốc tại phương Tây phản biện hệ thống một cách có hiệu quả.

 Bất kỳ một triển lãm được giám tuyển mà thiếu đi sự tôn vinh nố lực tranh đấu của nhân dân, thiếu đi sự tôn vinh nhu cầu thể hiện sự trung thực của nghệ sỹ thì nó sẽ dẫn đến một kết quả sai lạc. Bất cứ cái gì được gọi là sự trao đổi văn hóa đều giả tạo nếu nó thiếu đi nội hàm phê phán. Điều cần thiết là một cuộc đối thoại mở cho các quan điểm khác nhau cùng tồn tại. Nghệ thuật cần phải đại diện cho tinh thần đó.



Ngải Vị Vị, nghệ sỹ bất đồng chính kiến đã bị bắt giam vô cớ 8 tháng vào năm 2011 sau đó bị chính phủ Trung Quốc phạt hơn 2,4 triệu USD vì tội trốn thuế. Ngày 2/10 chính quyền Bắc Kinh đã hủy bỏ giấy phép kinh doanh công ty sản xuất tác phẩm nghệ thuật của Ngải Vị Vị và ông sẽ bị bắt nếu không trả được tiền phạt. Ngày 7/10 sẽ chính thức khai mạc triển lãm đầu tiên của Ngải Vị Vị tại Mỹ, mang đến một cuộc đối thoại mở giữa nghệ thuật đương

đại Trung Quốc với đời sống chính trị của nước Mỹ


Theo Guardian

NỔI BẬT TRANG CHỦ