• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM

Thực hiện: Tứ Quý | 23/04/2023

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên người dân ở TP.HCM được xem cuộc đua ghe Ngo của đồng bào Khmer Nam Bộ trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nên ai cũng thích thú, hào hứng cổ vũ hết mình giúp không khí Lễ hội đua ghe Ngo càng sôi động.

Sáng ngày 23/4, Lễ hội đua ghe Ngo năm 2023 lần đầu tiên được diễn ra ở TP.HCM với chủ đề "Đất nước trọn niềm vui"

Lễ hội đua ghe Ngo do Quận ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam quận 3 tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), Ngày Văn hóa các Dân tộc Việt Nam (19/4) và Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer.

Lễ hội đua ghe Ngo cũng là cơ hội để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ. Tăng cường giao lưu văn hóa, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, quảng bá tiềm năng và lợi thế hình ảnh du lịch quận 3 nói riêng và TP.HCM nói chung là điểm đến an toàn, thân thiện, nghĩa tình cho bạn bè trong nước và quốc tế.

Lễ hội đua ghe Ngo diễn ra trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn qua địa bàn quận 3, đoạn từ Cầu Công Lý đến Cầu Lê Văn Sỹ đã thu hút rất đông người tham gia hưởng ứng sôi nổi.

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 1.

Lễ hội đua ghe Ngo có 9 đội đến từ TP.HCM và 4 tỉnh phía Nam tham gia tranh tài

Bà Lương Thị Hồng Gấm - Phó Ban tổ chức Lễ hội đua ghe Ngo, Trưởng Phòng Văn Hoá Thông Tin quận 3 cho biết, việc tổ chức Lễ hội đua ghe Ngo góp phần đẩy mạnh phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ", đồng thời phát huy, gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ; tăng cường giao lưu văn hóa, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc.

"Qua việc tổ chức ngày hôm nay thì Ban tổ chức sẽ có cuộc họp rút kinh nghiệm và sẽ có kế hoạch duy trì tiếp tục Lễ hội đua ghe Ngo với quy mô mở rộng hơn, với nhiều đội tham gia từ các tỉnh thành bạn và 21 quận huyện ở TP.HCM. Chúng tôi cũng mong rằng trong những lần tổ chức những năm tiếp sau, quận 3 sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành Thành phố, sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ để việc tổ chức sẽ ngày càng chu đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân", bà Gấm nói.

Lễ hội đua ghe Ngo năm nay với sự tham gia của 9 đội dự thi đến từ quận 3 và các tỉnh thành khu vực phía Nam gồm Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Kiên Giang.

Song song với phần dự thi đua ghe ngo, các chương trình nghệ thuật cũng diễn ra với các ca khúc về ca ngợi "Đất nước trọn niềm vui" nhân ngày đất nước đại thắng 30/4/1975 và các điệu múa của dân tộc Khmer.

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 2.

9 đội đua được chia thành 4 bảng đấu loại trực tiếp, riêng bảng cuối có 3 đội

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 3.

Mỗi lượt đua có 2 đội tranh tài, điều này giúp trọng tài dễ kiểm soát cuộc đua. Đua ghe Ngo là một trong những bản sắc văn hoá đồng bào Khmer Nam Bộ và lần đầu tiên được tổ chức ở trung tâm TP.HCM nên cả vận động viên và người dân đều rất hào hứng, "cháy" hết mình

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 4.

Người dân đứng kín hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc để hò reo, cổ vũ các đội đua

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 5.

Lễ hội đua ghe Ngo lần đầu được tổ chức ở TP.HCM trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nên người dân không thể bỏ lỡ khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc đua

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 6.

Người dân hai bên bờ kênh dùng điện thoại quay clip những khoảnh khắc đẹp trong cuộc đua ghe Ngo

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 7.

Sau tiếng còi xuất phát, các vận động viên nhanh chóng thể hiện kỹ thuật và sự khéo léo cùng sức dẻo dai trong từng mái chèo, cùng với đó là sự hò hét của người đội trưởng để thúc đẩy tinh thần của đồng đội

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 8.

Mỗi chiếc ghe có 11 người, trong đó người ngồi trên đầu ghe là đội trưởng có nhiệm vụ giúp các đồng đội giữ đúng nhịp chèo, cân bằng trên mặt nước

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 9.

Đội nào chèo ghe lấn làn hoặc cố tình cản trở đội đối thủ sẽ bị loại do vi phạm thể lệ cuộc đua

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 10.

Các vận động viên hò hét và giữ đúng nhịp độ từng động tác chèo để tiến về đích

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 11.

Sự nỗ lực hết mình của các vận động viên đua ghe Ngo hiện rõ trên khuôn mặt để cống hiến cho người dân TP.HCM những màn so tài đẹp mắt, ấn tượng

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 12.

Do dòng nước trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè khác so với dòng nước các tỉnh miền Tây nên các đội đua mất 1 ngày để tập luyện và làm quen với dòng kênh. Đường đua có 2 khúc cua khó khiến các vận động viên phải vô cùng tập trung để tránh bị lật ghe

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 13.

Niềm vui của một trong những đội về đích đầu tiên

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 14.

Với 700m đường đua và 2 khúc khua khiến các vận động viên khá mệt nhưng lại rất vui vì sự cổ vũ nhiệt tình của người dân hai bên bờ kênh

Người dân đứng kín kênh Nhiêu Lộc cổ vũ đua ghe Ngo lần đầu diễn ra ở TP.HCM  - Ảnh 15.

Kết thúc cuộc đua ghe Ngo, giải nhất đã thuộc về đội Khlang Mương đến từ huyện Châu Thành (Kiên Giang), đội Chùa Thôn Dôn đến từ Rạch Giá (Kiên Giang) giành giải nhì và giải ba thuộc về đội Xà Xiêm Mới đến từ huyện Châu Thành (Kiên Giang)

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ