• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc

Thực hiện: Trần Hiền | 31/08/2024

(Tổ Quốc) - Di tích 48 Hàng Ngang (Hà Nội), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập, những ngày gần đây được nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 1.

Với mỗi người dân Việt Nam, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Tuyên ngôn Độc lập", khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một địa chỉ đặc biệt.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 2.

Nằm giữa khu buôn bán sầm uất, khách hàng ra vào nhộn nhịp, từ trên tầng 4 có thể quan sát động tĩnh cả một khu vực rộng lớn từ chợ Đồng Xuân đến ngã tư Hàng Đào, nhà 48 Hàng Ngang rất phù hợp với hoạt động bí mật của Đảng.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 3.

Gia đình ông bà Trịnh Văn Bô là một gia đình yêu nước, đã được giác ngộ cách mạng từ lâu và trở thành một cơ sở tin cậy của Đảng trong nội thành Hà Nội, vì vậy, Thành uỷ Hà Nội chọn nơi đây làm nơi ở và làm việc của các đồng chí Trung ương trước Cách mạng tháng Tám.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 4.

Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng để chuẩn bị cho việc ra mắt Chính phủ lâm thời vào ngày 2/9/1945.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 5.

Căn phòng nhỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở rộng khoảng 20m, đồ đạc rất đơn giản. Ở phía trong kê một chiếc bàn tròn, đường kính 1m, một chiếc ghế bành có lưng tựa cao bọc vải trắng, góc bên đặt một chiếc đi văng, một chiếc tủ gỗ màu cánh gián. Gần cửa là chiếc giường vải xếp để Bác nằm. Chính tại căn phòng nhỏ bé này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 6.

Bản tuyên ngôn độc lập được đặt trang trọng tại di tích 48 Hàng Ngang.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 7.

Nhà 48 phố Hàng Ngang đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 1979.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 8.

Nhiều bạn nhỏ cùng phụ huynh tới thăm quan địa chỉ đỏ đặc biệt này.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 9.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 10.

Chị Nguyễn Thu Hằng (Hà Nội) chia sẻ:“Đây là lần thứ 3 tôi đến Di tích nhà số 48 Hàng Ngang, nhưng lần nào cảm xúc của tôi cũng dâng trào khi được ngắm nhìn những hiện vật tại nơi đây. Đặc biệt, tôi thích ngắm nhìn bản Tuyên ngôn độc lập trang trọng đặt trong tủ kính cùng hai văn bản được coi là hai bản tuyên ngôn độc lập trước đó "Nam quốc sơn hà" và "Bình Ngô đại cáo". Nơi đây chứa đựng bề dày lịch sử chống giặc giữ nước, khai sinh và bảo vệ nền độc lập quý báu chứ không đơn thuần là một lát cắt lịch sử”. 

Tại 48 Hàng Ngang hiện còn lưu giữ khá đầy đủ những đồ dùng liên quan đến sự kiện Bác viết Tuyên ngôn độc lập, gồm có bàn ghế, tủ đựng tài liệu, bộ xalông, đivăng, một máy chữ Bác dùng để đánh bản Tuyên ngôn độc lập, một micrô Bác đọc Tuyên ngôn độc lập... Phòng trưng bày “Bác Hồ với thủ đô Hà Nội” còn nhiều hiện vật, hình ảnh giới thiệu cuộc sống giản dị của Bác và tình cảm của nhân dân Thủ đô đối với Bác.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 12.

“Khi bước vào ngôi nhà, tôi cảm giác như mình được trở về quá khứ. Ngôi nhà vẫn mang đậm dấu ấn Hà Nội ngày xưa với bề dày lịch sử chứa đựng bên trong. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sinh sống trong một căn phòng ở đây và viết nên bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nó mang một ý nghĩa rất đặc biệt, sâu sắc.” anh Nguyễn Thành Đạt (21 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 13.

Du khách nước ngoài chụp lưu giữ lại những hình ảnh khi tới thăm quan.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 14.

Nhiều đoàn tại các nơi tới thăm quan, tìm hiểu lịch sử tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 15.

Là một đoàn viên nhỏ tuổi trong Đoàn TNCS HCM, bạn Lê Hoàng Duy (SN 2007, Hà Nội) chia sẻ cảm xúc: “Em rất xúc động khi tới thăm nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn độc lập và bản thân em tự ý thức rằng phải cố gắng trau dồi bản thân tốt hơn nữa. Em mong rằng các bạn trẻ giống như em khi tới những ngày lễ sẽ đi thăm quan, tìm hiểu lịch sử để nhớ về cội nguồn”.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 16.

Hơn 79 năm trôi qua, những nét xưa cũ của ngôi nhà vẫn còn đó. Tất cả đều như còn nguyên hơi ấm từ quá khứ vọng về. Ngôi nhà đã gắn liền với những ngày cách mạng tháng Tám vẻ vang của dân tộc, đồng thời gắn liền với sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Tuyên ngôn độc lập đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

Người dân thủ đô tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang: Nơi lưu giữ ký ức đặc biệt của dân tộc - Ảnh 17.

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ