• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ

Văn hoá 09/07/2020 17:29

(Tổ Quốc) - Giữa cái nóng hơn 40 độ C của những ngày nắng đỉnh điểm ở phố cổ Hà Nội, người thợ rèn quần áo lấm lem vẫn ngồi bên bếp lò đỏ rực, tay đe tay búa giữ lại cái hồn cốt của phố Lò Rèn, Hà Nội.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 1.

Nằm ở một góc nhỏ của con phố Lò Rèn, lò rèn của ông Nguyễn Phương Hùng được coi là nơi cuối cùng giữ được hồn phố quai búa nức tiếng làm nên đặc trưng phố cổ chốn Kinh kỳ.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 2.

Nhà ông Hùng đã có ba đời gắn bó với nghề rèn. Thời kỳ hoàng kim của nghề là thời của ông nội ông. Lúc bấy giờ, cả phố làm nghề. Phố Lò Rèn lúc nào cũng đỏ lửa và ồn ào bởi tiếng búa chan chát.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 3.

Những âm thanh ấy đã trở nên quen thuộc với người dân phố cổ lúc bấy giờ và là một nét đẹp riêng có của mảnh đất này. Đến thời ông, con phố vẫn huyên náo, nhộn nhịp lắm, nhưng đó là tiếng của máy khoan cắt nhôm kính, inox.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 4.

Đi qua hai thế kỷ lò rèn của ông Hùng vẫn rực lửa mỗi ngày.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 5.

" Bình thường thì tôi chẳng nghỉ ngày nào, dù nắng hay mưa thì tôi vẫn ra đây làm. Không làm thì bứt dứt khó chịu lắm. Đợt dịch Covid vừa rồi không được ra cửa hàng tôi cứ đi ra đi vào khó chịu trong người, người ta thì nghiện cái này cái kia còn tôi thì chỉ nghiện tiếng quai búa, tiếng bễ lò thôi" - ông Hùng tươi cười nói.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 6.

Theo ông Hùng, nghề thợ rèn là một nghề vất vả: “Mùa hè thì nóng bức. Mùa đông ngồi gần bếp thì ấm nhưng lại nứt nẻ". Tuy nhiên, chỉ cần có lòng yêu nghề, có tâm với công việc mình làm thì sẽ tìm được niềm vui. “Tôi xem công việc của mình như một thú vui và tìm thấy sự thoải mái trong công việc ấy”- ông Hùng vừa làm việc vừa nói.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 7.

" Nhiều người hỏi tôi tại sao không dùng máy móc để làm thay cho đỡ vất vả, máy móc làm sao thay thế được con người, mỗi một mũi khoang, mũi kích đều có cái hồn riêng, tại sao người ta vẫn tìm đến tôi để mua những mũi khoan ấy thì chắc chắn máy móc đôi khi không thể thay thế bàn tay con người được" - ông Hùng chia sẻ.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 8.

Nói về việc tìm người nối truyền nghề, ông Hùng chia sẻ có 2 người con và cả hai đều đã tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định. Không ai có ý định sẽ kế nghiệp cha. Ông Hùng cho biết nếu sau này ông già yếu sẽ phải bán cửa hàng.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 9.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 10.

Lúc nào chân tay ông Hùng cũng lấm lem. Dù trời Hà Nội đang vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, vừa miệt mài bên lò rèn rực lửa ông Hùng vừa lấy tay lau mồ hôi trên trán liên tục.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 11.

" Hà Nội nóng thì có nóng thật đấy nhưng làm sao nóng bằng cái lò này" - Làm ngụm trà đá ông Hùng cười nói.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 12.

Công việc của ông vất vả, nhưng lại đang làm đẹp cho Hà Nội, cho phố cổ. Lò rèn đỏ lửa đang góp phần thổi hồn để Hà Nội giữ được nét đẹp nghề xưa.

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 13.

Khách hàng đa phần là những người lớn tuổi đến tìm mua hoặc sửa chữa những đồ sắt thép gia dụng như mũi khoan, xà beng…

Người giữ "lửa rèn" cuối cùng của chốn Kinh kỳ - Ảnh 14.

Bây giờ phố Lò Rèn chỉ còn một lò đỏ lửa. Trong thời gian không xa nữa, nghề rèn ở chốn Hà Thành liệu có phải chỉ còn “vang bóng một thời”?

 

Nam Nguyễn

NỔI BẬT TRANG CHỦ