"Nếu nói vẽ tranh trâu với tư cách một họa sĩ chuyên nghiệp thì tôi có thâm niên 20 năm. Nhưng niềm đam mê vẽ những bức tranh về con vật gần gũi này trong khung cảnh làng quê Việt Nam thì tôi có từ trước đó rất lâu rồi. Các đồng nghiệp thường gọi tên tôi gắn với chữ "trâu" là vì vậy" - họa sĩ Nguyễn Văn Cường (tức Cường "trâu", sinh năm 1962) vui vẻ tâm sự.
"Nếu nói vẽ tranh trâu với tư cách một họa sĩ chuyên nghiệp thì tôi có thâm niên 20 năm. Nhưng niềm đam mê vẽ những bức tranh về con vật gần gũi này trong khung cảnh làng quê Việt Nam thì tôi có từ trước đó rất lâu rồi. Các đồng nghiệp thường gọi tên tôi gắn với chữ "trâu" là vì vậy" - họa sĩ Nguyễn Văn Cường (tức Cường "trâu", sinh năm 1962) vui vẻ tâm sự.
Tìm đến nhà họa sĩ Nguyễn Văn Cường ở Hà Nội không khó, nhưng hẹn gặp anh tại phòng tranh thì không dễ, vì anh luôn bận bịu, lúc thì bận vẽ, lúc bận đi… chơi. Tôi bấm vào chiếc chuông mà phía dưới có dòng chữ "Tiếp thị không bấm chuông", rồi theo chân người chủ nhà có đôi tay bê bết màu xanh đỏ lên căn phòng bề bộn hàng ngàn bức tranh, khung tranh, cọ và màu vẽ. Cường đang vội vì phải chuẩn bị vào miền
Leo lên ghế, bò xuống sàn, loay hoay bên các khung tranh lớn nhỏ đủ cỡ, Cường lôi từng xấp tranh mới cũ ra khoe với khách. Khắp mấy căn phòng rộng của Cường, đâu đâu cũng thấy tranh, treo trên tường, xếp trên gác tủ hoặc đặt cạnh lối đi. Sơn mài có, khắc gỗ có, khắc ván có, dễ đến hàng ngàn bức, tuyệt đại đa số đều có hình bóng những con trâu trong đó, dù hình ảnh cách điệu hay hiện thực.
Cường bảo: "Tôi sinh ra tại Hà Nội, nhưng tuổi thơ của tôi gắn bó với làng mạc của tỉnh Thái Nguyên, nên thời chăn trâu cắt cỏ, tôi có khá nhiều bạn bè là trẻ mục đồng. Phong cảnh thanh bình của làng quê Việt cho tôi những ấn tượng sâu sắc. Chính vì vậy, tôi đam mê vẽ tranh trâu, trẻ nhỏ và phong cảnh làng quê, rồi gắn với nó như một cái nghiệp của người nghệ sĩ".
Hơn 20 năm chuyên thả hồn qua hình ảnh con trâu, Cường có tới 12 triển lãm tranh trong và ngoài nước của riêng mình. Còn các tranh trưng bày, triển lãm chung với đồng nghiệp ở nhiều nước trên thế giới thì nhiều lắm, Cường không nhớ nổi.
Bức tranh nổi tiếng đầu tiên của Cường có lẽ là bức "Mùa đông" (vẽ năm 1990), khi ấy anh mới tốt nghiệp Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội. Bức tranh vẽ cảnh một người già và một em bé đang chăm sóc con bò trong ngày đông giá rét. Như có gió đông thổi lạnh lẽo trong tranh, bàn tay bé nhỏ của em bé đang khum khum che lửa ngọn đèn dầu. Con vật như run rẩy. Người già cũng run run nhoài người đắp thêm chăn áo sưởi ấm cho con vật…
Không tham dự cuộc thi nào, nhưng bức tranh này của Cường vẫn được Bộ Nông nghiệp trao giải nhất về đề tài nông nghiệp. Niềm động viên kịp thời đối với chàng họa sĩ trẻ chưa định hình phong cách, khiến Cường càng thêm đam mê và gắn bó với hình ảnh con trâu hơn. Những năm sau, Cường có thêm nhiều giải thưởng khác của Hội Mỹ thuật Việt
Thời trai trẻ, Cường ôm hộp màu và cầm cọ vẽ đi khắp các tỉnh miền núi, trung du, đồng bằng và nhận ra rằng: cảnh vật và con người có thể thay đổi, nhưng sự đồng điệu và nỗi nhớ làng quê là không dễ gì thay đổi trong anh. Hình ảnh con trâu đứng giữa thung lũng mà bốn bề là núi non trập trùng chắc chắn khác đứng ở đồng ruộng chiêm trũng rồi, nhưng dường như vẫn có những giao hòa trong từng cảm xúc, từng tâm trạng. Chỉ cần có tâm trạng và cảm xúc, thì các bố cục, cảnh quan sẽ hiện ra trước mắt anh, nên gần đây Cường không phải vật vã nhiều, tranh vẽ nhanh và cũng nhẹ nhõm hơn.
Nhưng vẫn có bức tranh mà suốt 20 năm ấp ủ Cường mới vẽ xong, như bức "Đường dài". Cứ một thời gian nghĩ suy, chiêm nghiệm, Cường lại vẽ một chút, rồi sau lại chỉnh sửa một chút. Lúc thì thay hình ảnh này, lúc thì bố cục nọ, nhưng đến khi chính thức vẽ những nét cuối cùng, anh chỉ mất một buổi. Tôi hỏi xem bức tranh, Cường buồn rầu bảo: "Mất bản gốc rồi".
Rồi lật giở cho tôi xem bức tranh in trên quyển sách, một con đường xa ngái, một cô bé và hai mẹ con con trâu, đang liêu xiêu hướng về phía chân trời màu xám nhạt ào ạt gió đông. "Đó là những ám ảnh trong tuổi thơ khốn khó, trong trải nghiệm gian truân của tôi. Một lần đi triển lãm ở nước ngoài về, bức tranh này cùng những bức tranh khác của tôi bị thu giữ, yêu cầu đóng thuế. Tôi nghĩ đó là tranh của mình, đem đi rồi thì đem về, sao phải đóng thuế? Chả biết bây giờ tâm huyết 20 năm của tôi đang mục nát đi trong kho chứa đồ nào?".
Tính đến thời điểm này, Cường có khá nhiều tranh bán được nên cũng đủ cho anh bớt lo toan về gánh nặng của cuộc sống thường nhật mà chuyên tâm vào nghệ thuật. Nhưng anh cũng thừa nhận mình là người khá "mơ màng", không nhạy bén lắm trong việc kinh doanh, tính toán lỗ lãi. Có một triển lãm tranh tại nước ngoài gần đây, tranh bán được nhiều đến mức Cường phải đề nghị dừng bán, bởi nếu càng bán càng… lỗ.
Anh bảo: "Đang hồ hởi vì lượng khách đến xem tranh đông và rất chịu khó mở ví mua tranh, đột nhiên nhận được tờ giấy đề nghị thanh toán tiền khung tranh khiến tôi chết lặng. Bình thường tôi vẫn hay đóng khung tranh ở Việt
Lần này để cho gọn nhẹ, tôi nhờ đóng tranh bên nước bạn luôn. Cứ mỗi bức tranh mất sơ sơ khoảng 7 triệu đồng, cả phòng tranh hết chừng 10.000 USD. Lại phải chi thêm 40% số tiền bán tranh dành cho chủ phòng trưng bày nữa chứ. Thành công về mặt nghệ thuật, nhưng chưa hẳn đã là thắng lợi. Mọi người vẫn bảo, triển lãm tranh ở nước ngoài có lãi hay không chủ yếu do tiết kiệm, nhưng tôi có biết đâu".
Nhờ những bức tranh làng quê, đặc biệt là hình ảnh con trâu, mà Nguyễn Văn Cường có thêm nhiều người quen mới, nhiều kỷ niệm thú vị. Tại Oslo (Na Uy), có một họa sĩ tên là Nguyễn Mạnh Phúc luôn nâng đỡ cho các triển lãm tranh của họa sĩ Việt
Ông Phúc (sinh năm 1954) vốn là một người Việt, năm 14 tuổi bị đạn lạc mà gãy cột sống, rồi được một cặp vợ chồng người Na Uy nhận làm con nuôi. Sống bên nước bạn, do ngôn ngữ bất đồng nên ông Phúc phải vẽ những ký hiệu để giao tiếp với cha mẹ, dần dần phát lộ năng khiếu hội họa. Khi lớn lên, làm ông chủ một phòng tranh.
Nhớ thời chăn trâu và phong cảnh làng quê Việt thơ mộng, nên nghe tin có một người chuyên thả hồn quê vào hình ảnh trâu bò, ông Phúc tha thiết mời Cường sang Na Uy triển lãm tranh bằng được. Cường đã vài lần triển lãm tranh ở đây, lần nào cũng bán được một số lượng tranh lớn.
"Người Na Uy đến xem tranh cũng thích lắm, có lẽ một phần do đất nước họ không có trâu bò, một phần vì họ cảm nhận được sự yên bình trong đó. Tôi cứ thấy vui vui khi bán một bức tranh cho cặp vợ chồng người Na Uy nọ. Họ đang giận nhau, nhìn thấy bức tranh "Giấc mơ xưa" vẽ đôi trâu ngúng nguẩy quay về hai ngả, nhưng "con mắt còn có đuôi", có lẽ hợp tâm trạng nên thích lắm, liền chung tiền nhau mua bức tranh ấy về nhà treo". Tôi có cảm giác, niềm vui của Cường dường như bắt đầu từ những chuyện giản dị như vậy
Theo CAND