(Tổ Quốc) -Theo thông tin từ Sở GTVT Hà Nội, ngày 15/12 tới đây, tuyến xe buýt nhanh BRT Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã sẽ được vận hành thử. Tuy nhiên, đến nay nhiều hạng mục đảm bảo cho việc lưu thông BRT vẫn còn ngổn ngang.
Tuyến BRT Bến xe Yên Nghĩa – Kim Mã được triển khai từ đầu năm 2013 với tiêu chuẩn quốc tế. Trải qua nhiều gian nan, đến nay tuyến xe đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính. Theo dự kiến tuyến xe buýt nhanh BRT sẽ được hoạt động thử vào ngày 15/12. |
Tuy nhiên, đến ngày 7/12/2016, nhiều hạng mục như: Làn đường riêng, nhà ga, đường, cầu kết nối ga vẫn còn ngổn ngang. |
Trên đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) nhà chờ xe buýt nhanh BRT vẫn chưa có động thái sửa chữa, chỉnh trang. |
Trước đó, Sở GTVT Hà Nội đã công bố phương án tổ chức điều hành giao thông để chuẩn bị cho hoạt động tuyến xe buýt nhanh này. Trong đó, đoạn tuyến phân làn BRT đi riêng như đoạn Ba La - nút giao Giảng Võ - Cát Linh, tổ chức phân làn bằng vạch sơn liền kết hợp đinh phản quang, tăng dày đinh phản quang tại các đoạn nhà chờ. |
Ốc vít của một số hạng mục đã rỉ sét từ lâu. |
Theo ghi nhận của Phóng viên Báo điện tử Tổ quốc sáng 7/12, tại một số nhà chờ trên đường Tô Hiệu đã có công nhân đến dọn dẹp và lắp đặt các hạng mục của công trình. |
Cũng trên đường Tố Hữu, một nhà chờ xe buýt BRT không có hệ thống cầu vượt kết nối, lối vào vẫn đang bị đào xới. |
Các nhà chờ xe buýt BRT được đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc tế... |
...thế nhưng hiện tại, các nhà chờ này như một công trình bỏ hoang, bụi bặm.. |
Tại nhà chờ Láng Hạ, đơn vị thi công đã lắp đặt cột đèn dành riêng cho người đi bộ qua đường. |
Sự kiện tuyến xe buýt nhanh BRT đi vào hoạt động trong thời gian tới đang được nhiều người dân Thủ đô quan tâm. |
Dự kiến, xe buýt nhanh BRT sẽ chạy với tần suất 3 – 5 phút/chuyến, vận chuyển 90 hành khách/chuyến với tốc độ 20 – 22km/giờ. Hành khách sử dụng dịch vụ BRT phải mua vé từ, được tự động soát vé khi vào nhà chờ và lên xe. Đây là một trong nhiều lợi thế của xe buýt nhanh BRT. |
Bảo Trung