(Cinet) – Trước những khó khăn và thách thức để duy trì “đỏ đèn” thường xuyên, Giám đốc Nhà hát kịch ViệtNam – NSND Anh Tú đã có những kế hoạch dài hơi trong tương lai, đặc biệt là “bắt tay” với các đơn vị tài trợ để dàn dựng những vở kịch thành công.
(Cinet) – Trước những khó khăn và thách thức để duy trì “đỏ đèn” thường xuyên, Giám đốc Nhà hát kịch ViệtNam – NSND Anh Tú đã có những kế hoạch dài hơi trong tương lại, đặc biệt là “bắt tay” với các đơn vị tài trợ để dàn dựng những vở kịch thành công.
+ Thời gian gần đây, trong một số vở diễn của nhà hát đã xuất hiện nhiều diễn viên trẻ như: Diễm Hương, Minh Hoàng…được đảm nhận những vai “nặng kí”, dưới góc độ là nhà quản lý kiêm đạo diễn, anh có “ưu ái” gì với thế hệ trẻ này?
- Tôi là người luôn công bằng trong công việc, có thể trong cuộc sống tôi có thể yêu người này, mến người kia nhưng vào việc thì mọi thứ phải rõ rằng.
Vở kịch xã hội hóa Nhà hát kịch Việt Nam - Chuyện chàng dũng sĩ |
Diễm Hương, Minh Hoàng, gần đây nhất là Minh Hiêu…tôi đều đưa vào các vở diễn và khi công việc, sức diễn của các bạn ấy đến đầu thì khán giả sẽ là người nhận định rõ nhất.
Thời điểm họp báo giới thiệu vở Kiều, đã rất nhiều người tranh cãi và hỏi tôi tại sao lại để Diễm Huơng vào vai Kiều bở vóc dáng cô ấy nhỏ, thậm chí mặt còn lệch.
Nếu Kiều của Nguyễn Du được khắc họa rất đẹp thì tôi xin được phép giải thích, cuộc sống khó có người nào đẹp được như vậy. Kiều của Nguyễn Du là do cụ tưởng tượng mà ra.
Có thể khi mới phân vai, các bạn chưa diễn ra được đúng ý đồ đạo diễn nhưng trong quá trình tập luyện mình sẽ nắn, sẽ chỉ dạy từ bước. Cuối cùng, Diễm Hương đã thành công và diễn rất tốt trong nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật Kiều. Đây mới là điều tôi muốn và cần.
Còn với Minh Hiếu trong vai nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh không có vóc dáng sang trọng của các quan hay cột hơi còn kém nhưng tôi đã hướng dẫn để cho Minh Hiếu làm tốt nhất.
+ Sân khấu kịch ở miền Bắc tùng có một giai đoạn chìm lắng nhưng gần đây đã có sự hồi sinh mà Nhà hát kịch Việt Nam là một minh chứng. Với vị trí là người đứng đầu, anh đã có kế hoạch gì cho tương lai?
- Tôi luôn tìm hiểu và nghiên cứu những kịch bản tốt nhất để dàn dựng. Gần đây, Nhà hát kịch Việt Nam đã bắt tay với đạo diễn người Singapore để dựng vở “Hồng lâu mộng”. Dự kiến có thể chúng tôi sẽ tiếp tục có thêm chuyến lưu diễn tại Singapore.
Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - NSND Anh Tú (ảnh: Minh Khánh) |
Hiện tại, chúng tôi đang kết hợp với đạo diễn, biên đạo người Nhật sang tập huấn cho diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam. Sau đợt tập huấn này sẽ bắt tay thực hiện vở ngắn chủ yếu về ngôn ngữ hình thể. Điều này sẽ rất tốt vì giúp vượt qua được rào cản tiếng mẹ đẻ và có cơ hội hơn cho diễn viên mở rộng tầm mắt, tiếp thu, học hỏi các kỹ năng của bạn bè thế giới.
+ Trước đây, Nhà hát kịch Việt Nam đã kết hợp với các nhà tài trợ để đưa vở kịch Hamlet sang Singapore được lưu diễn thành công, gần đây nhất nhà hát lại tiếp tục đồng hành với đơn vị tài trợ để xã hội hóa, dựng vở kịch dành cho thiếu nhí có tên “Chuyện chàng dũng sĩ”, anh thấy hiệu ứng của nó như thế nào?
- Khi được vở diễn Hamlet đi lưu diễn tại nước ngoài thì không chỉ mình tôi mà anh em nghệ sĩ cũng rất vui mừng. Trước hết chúng ta đi sang nước ngoài diễn cũng là cách để quảng bá văn hóa nghệ thuật Việt Nam đến với các bạn trên thế giới. Thêm vào đó, chúng ta cũng có cơ hội được học hỏi và giao lưu.
Những vở kịch xã hội hóa, hay được tài trợ thì đều có những tiếng vang nhất định. Bởi ngoài nguồn quỹ của nhà nước cấp thì Nhà hát cần phải vận động nhiều hơn để có thể kinh phí, được dàn dựng nhiều vở đến với khán giả.
Ngoài Hamlet được đi Singapore, gần đây nhất chúng tôi đã có nhà tài trợ để dựng vở kịch thiếu như “Chuyện chàng dũng sĩ” và được khán giả rất yêu thích và đóng nhận. Khi có nguồn tài trợ, chúng ta sẽ có cơ hội được đầu tư nhiều hơn thì đây chính là điều mà không chỉ nghệ thuật kịch nói mà tất cả các loại nghệ thuật truyền thống luôn mong muốn.
+ Để nghệ thuật truyền thống phát triển như anh mong muốn, liệu có cần thêm sự chung tay tiếp sức từ các đơn vị, tổ chức ngoài ngành khác?
- Không chỉ tôi mà nhiều nhà hát khác rất cần, vô cùng mong muốn. Khi các nhà đầu tư bỏ tiền ra họ sẽ luôn cần những thứ họ sẽ được gì khi đầu tư, nhiều nhà đầu tư có thể họ nhìn thấy đầu tư cho sân khấu không hiệu quả nên từ chối. Thế nhưng vẫn có những nhà đầu tư vì yêu sân khấu, yêu nghệ sĩ, yêu nghệ thuật Việt mà họ sẵn sàng bỏ ra một khoản để đầu tư cho vở kịch.
Khi hợp tác cùng các đơn vị tài trợ, tôi cũng không bị gò bó hay việc can thiệp vào nghệ thuật. Tất nhiên, họ sẽ yêu cầu là nhãn hàng, thương hiệu của họ sẽ được có trên sân khấu, poster quảng cáo….Tôi nghĩ những cái này cũng chỉ là phần rất nhỏ và đương nhiên họ phải được những quyền lợi như vậy. Quan trọng là chúng ta đã có những vở diễn có chất lượng nghệ thuật cao, được đầu tư và biểu diễn thường xuyên các vở kịch, đặc biệt là vở kịch dành cho thiếu nhi chính là cho các cháu được tiếp cận và hiểu hơn về các loại hình nghệ thuật truyền thống. Đây là một cách hun đúc tình yêu của các em nhỏ dành cho nghệ thuật truyền thống./.
+ Xin chân thành cảm ơn NSND Anh Tú!