• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn: Mất yếu tố truyền thống là mất hát bội

08/08/2010 22:47

Là người con của đất Bình Định, không chỉ am hiểu về quê hương như một nhà địa phương học, Vũ Ngọc Liễn còn được biết đến là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về nghệ thuật hát bội ở nước ta. Bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đầu sách về nghệ thuật hát bội, ở tuổi 87, ông còn gửi gắm những nỗi niềm về nghệ thuật sân khấu nước nhà. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông.

Là người con của đất Bình Định, không chỉ am hiểu về quê hương như một nhà địa phương học, Vũ Ngọc Liễn còn được biết đến là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về nghệ thuật hát bội ở nước ta. Bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đầu sách về nghệ thuật hát bội, ở tuổi 87, ông còn gửi gắm những nỗi niềm về nghệ thuật sân khấu nước nhà. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông.

Cảnh vở Tam ban Lục Hoàng hậu.Cảnh vở Tam ban Lục Hoàng hậu.

 Thưa ông, hát bội không chỉ là "đặc sản" của Bình Định mà nhiều vùng đất khác cũng có. Có lần ông nói, trong hát bội, đặc biệt hát bội Bình Định, hát và múa được thể hiện rõ nét và người Bình Định có ưu thế về võ. Múa Chăm đem đến cho hát bội Bình Định vẻ đẹp về đường nét. Nhưng dường như hiện nay, múa chưa được coi trọng đúng mức trong hát bội?

- Trong công tác đào tạo đội ngũ diễn viên mới cho sân khấu hát bội, chúng ta đã bỏ qua giai đoạn dạy võ thuật cho họ mà chỉ dạy theo cách cấu tạo chương trình bằng hệ thống động tác như: cầu, ký, niêm, chỉ... chia thành hai bộ tay và chân rồi ráp lại, ngỡ thế là khoa học, là cải tiến, rút ngắn được thời gian, nhưng kết quả cuối cùng xem ra điệu bộ xấu như ma. Muốn nâng cao chất lượng hát bội nói chung, hát bội Bình Định nói riêng, theo tôi trước hết phải học tập người xưa về mặt này.

Tuồng cải biên tồn tại song song với tuồng truyền thống. Ông nhìn nhận ra sao về những yếu tố mới này chứ?

- Do tiếp xúc với môi trường mới, đề tài mới, nhân vật mới đã dẫn đến một cuộc cách tân, đặc biệt trong thanh nhạc học hát bội Bình Định. Một số điệu hát mới ra đời. Điệu hát khách, nói lối và một số làn điệu, luyến láy cũng được xử lý lại một cách tỉnh táo, tước đi những gì thuộc về kỹ xảo đơn thuần. Mặt khác, trong thanh nhạc học hát bội, mất hẳn một kỹ thuật "láy búng", "láy rúc" (còn gọi là "láy hột"), láy "sa hầm"... Các loại luyến láy mà người xưa khổ luyện lắm mới đạt được hiệu quả thẩm mỹ nhằm diễn đạt một trạng thái tình cảm đặc biệt, thật đáng tiếc đã không còn nữa. Trong những trường hợp như vậy, cách tân có là cần thiết?

Có lần ông nói rằng, văn hóa sân khấu bị chệch choạc và phiến diện trong nhiều năm. Ông có thể đưa ra vài gợi ý để chấn chỉnh sự chệch choạc đó?

- Trước tiên, tôi thấy việc giới thiệu nghiên cứu, giới thiệu các loại hình nghệ thuật sân khấu, nhất là về tác giả, tác phẩm chưa được chu đáo, đầy đủ và có hệ thống. Chúng ta thử nhìn lại xem, đặt ra viện này, sở nọ, hội kia nhưng thực chất đóng góp cho công tác nghiên cứu và thực tiễn của hoạt động sân khấu là bao. Tôi mạo muội nghĩ thế này: Nam bộ từ xưa đến nay vẫn là cái nôi của nghệ thuật cải lương, tại sao không xây dựng một trung tâm nghiên cứu cải lương ngay trên đất đó cho ra trò. Đồng bằng Bắc bộ, nơi sáng tạo của nghệ thuật chèo, Bình Định, nơi sản sinh và phát triển nghệ thuật hát bội cũng phải có trung tâm nghiên cứu của nó. Ba miền với 3 trung tâm tập trung nghiên cứu ba mảng nghệ thuật truyền thống chủ yếu này kết hợp chặt chẽ lại với nhau thành thế chân kiềng. Nhưng điều quan trọng chính là những cán bộ nghiên cứu ở đó biết xuất phát từ đâu và điểm đến của họ là gì. Ở đây, tôi muốn nói đến việc trang bị một nền tảng tri thức và đặt ra những mục tiêu nghiên cứu rõ ràng. Tôi nghĩ, họ phải có đủ tâm, đủ trí và đủ lực để làm việc cho bầu trời nghệ thuật sân khấu mới mong có gì sáng sủa hơn. Bên cạnh đó, cần không ngừng bổ sung đội ngũ nghiên cứu trẻ và có chế độ quan tâm, đãi ngộ xứng đáng cho họ để họ dốc toàn tâm toàn lực cho công việc. Họ phải được đào tạo chuyên tu nghiệp vụ theo từng lĩnh vực, từng bộ môn, rồi tung vào cuộc sống, nắm cái cũ và giải quyết cái mới. Chính họ sẽ là lực lượng sáng tạo cho sân khấu hôm nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh, sân khấu hát bội với hơn 700 vở là kết quả của việc tập trung được lực lượng tri thức vào hàng cao nhất của xã hội qua các thời kỳ, bao gồm các quan lại, các tiến sỹ, các thi sỹ... Chính những người như Phan Bội Châu, Hoàng Tăng Bí, Đào Tấn, Ngụy Khắc Đản, Tuy Lý Vương... đã dày công vun đắp nên cơ đồ của nền nghệ thuật sân khấu này, làm cho nó phong phú và có sức sống mãnh liệt.

Xin cảm ơn ông!

Theo HNM

NỔI BẬT TRANG CHỦ