(Tổ Quốc) - Dự kiến vào cuối tháng 2 này, tại Hà Nội, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai sẽ diễn ra. Để tìm hiểu sâu hơn về Hội nghị này, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài phỏng vấn ông Nguyễn Vinh Quang, Nguyên Vụ trưởng Vụ Trung Quốc- Đông Bắc Á, Ban Đối ngoại Trung ương, Cố vấn cao cấp Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quốc tế.
- 20.02.2019 Hé lộ điều Mỹ sẽ không vội làm tại thượng đỉnh Mỹ -Triều lần hai?
- 20.02.2019 Thủ tướng: Công tác an ninh, an toàn phải đặt lên hàng đầu tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2
- 20.02.2019 Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều: ngôi trường mẫu giáo trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới?
- 20.02.2019 Hé lộ tín hiệu Mỹ - Hàn đầy bất ngờ ngay trước thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai
- 20.02.2019 Bắt đầu tăng cường an ninh hàng không tại sân bay Nội Bài phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
- Theo quan điểm của ông, cơ hội nào cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 dự kiến được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam vào cuối tháng này? Liệu hội nghị có đạt được một bước tiến mới trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên thưa ông?
+ Sau khi có Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất ở Singapore thì tôi nghĩ rằng đây mới chỉ là bước đầu thôi và sự kiện lớn lao như thế mà chỉ một cuộc hội nghị thượng đỉnh có thể giải quyết được thì tôi không tin. Nhưng có thể nói, việc này mở ra hy vọng, mở ra con đường đi cho 2 nước thù địch với nhau 70 năm trời.
Khi mở được bước đi đầu rồi, thì bước tiếp theo, tôi cũng đã nghĩ tới một cuộc gặp thượng đỉnh thứ 2 bởi vì cuộc gặp thứ nhất đưa ra những lời hứa, cam kết những tuyên bố, những cái bắt tay, ngoại giao… và tôi hy vọng hội nghị lần 2 này sẽ thành công.
Nhà ngoại giao Nguyễn Vinh Quang.
Hội nghị lần 2 này chắc chắn sẽ khác với lần trước, sẽ bàn đến những biện pháp và bước đi cụ thể. Nếu có tuyên bố chung, tuyên bố Hà Nội chẳng hạn, thì đó chính là tuyên bố về những biện pháp cụ thể: bên Triều Tiên sẽ phải làm gì và phía Mỹ sẽ phải làm gì?
Theo dõi các hoạt động con thoi của các nhà ngoại giao gần đây, tôi cảm thấy tương đối lạc quan. Họ phải đi tới một thỏa thuận gì đó mới đi lại nhiều như thế, và mới có được kết quả báo cáo lãnh đạo cấp cao nhất của hai nhà nước. Vì nếu không có kết quả, hai nhà lãnh đạo chắc chắn chưa gặp nhau.
Tuy nhiên, tôi không dám nói rằng, kết quả của cuộc họp lần 2 này sẽ giải quyết được toàn bộ vấn đề của bán đảo Triều Tiên.
- Với góc độ là một nhà nghiên cứu, xin ông chia sẻ về những quan điểm, lập trường của phía Triều Tiên và phía Mỹ trong quá trình đàm phán?
+ Cuộc đàm phán giải quyết vấn đề hạt nhân không đơn giản chút nào. Trong lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 tới nay thì những cuộc đàm phán giải quyết vấn đề hạt nhân đã diễn ra ở nhiều nước rồi. Thường, Mỹ là một bên tham gia và giờ đây đến lượt Mỹ và Triều Tiên.
Không có một cuộc đàm phán nào ngắn cả, không có cuộc nào đơn giản cả và đây là cuộc gay go nhất và kéo dài nhất giữa hai quốc gia thù địch. Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là có thật, tên lửa của Triều Tiên có thể bắn tới nước Mỹ cũng là có thật, ai cũng thấy, chứ không phải chỉ là lời đe dọa.
Phía Mỹ có tư duy giải quyết "cả gói", tức là tất cả vấn đề là phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có kiểm chứng, không thể đảo ngược. Khi có việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có kiểm chứng, không thể đảo ngược rồi thì mới giải quyết các vấn đề khác. Tôi cho rằng như vậy là không thực tế.
Và phía Triều Tiên cũng đã phản đối giải pháp này. Cho tới khi hai bên gặp nhau tại Singapore, hai bên đã tuyên bố với nhau là không thể đi một bước tới trời mà phải đi từng bước một. Quá trình đi từng bước một, theo tôi, là đã bắt đầu rồi.
Phía Triều Tiên, nếu đứng ở góc độ Triều Tiên thì phải hiểu lý do tại sao họ cần có vũ khí hạt nhân? Khi hiểu sâu sắc vấn đề này thì mới tìm cách giải quyết tận gốc được. Họ không kỳ quặc như người ta nghĩ, mà họ cảm thấy không an toàn nên phải có vũ khí tự vệ, trong khi không thể xây dựng được hệ thống quân binh chủng hùng hậu thì họ tìm ra loại vũ khí đặc biệt mà họ có khả năng chế tạo để thay thế. Đó là vũ khí hạt nhân.
Trong lúc an ninh chưa có gì đảm bảo thì nói họ rằng thôi, hãy bỏ súng xuống thì liệu họ có bỏ không?
Theo ông Nguyễn Vinh Quang, nếu so với năm 2017, hiện nay đàm phán Mỹ - Triều đã đạt được những tiến bộ.
Tôi cho rằng, đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên đã có những tiến bộ, ta hãy nhìn lại năm 2017, có lúc căng thẳng tưởng như chiến tranh nổ ra rồi, và tới lúc hai bên bắt tay, hứa với nhau những việc cần làm, như thế là tiến bộ. Tạo được không khí trong ngoại giao, không khí trong quan hệ quốc tế như thế này là cực kỳ quan trong để giải quyết bất đồng, mặc dù lòng tin vẫn chưa đủ.
Vậy sau Hội nghị thượng đỉnh tại Singapore, ai đã làm gì: Triều Tiên đã ngừng thử vũ khí hạt nhân, ngừng thử tên lửa, phá bãi phóng tên lửa mọi người đều nhìn thấy, trao trả hài cốt, con tin cho Mỹ. Mỹ cũng đã ngừng tập trận.
Nếu so sánh với năm 2017, thì đây chẳng phải là tiến bộ sao?
Nhà ngoại giao Nguyễn Vinh Quang chia sẻ về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
- Vậy giờ đây, lập trường hai bên, đặc biệt là phía Mỹ đã có thay đổi như thế nào chưa thưa ông?
+ Tôi cảm thấy họ đã thay đổi rồi và tôi hy vọng một người thông minh như Tổng thống Mỹ D. Trump sẽ không cứng nhắc quá và có thể lần này, ông ấy sẽ tách vấn đề ra trong quá trình đàm phán, chứ không phải là thỏa thuận "cả gói".
- Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về việc tách vấn đề trong đàm phán không, thưa ông?
+ Một là bán đảo Triều Tiên hòa bình cần có một hiệp ước hòa bình thay thế Hiệp định đình chiến 1953. Hai là họ muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Thứ ba là tuyên bố kết thúc chiến tranh.
Tất nhiên là thứ tự sẽ ngược lại tức là tuyên bố kết thúc chiến tranh, đi đến ký một hiệp ước hòa bình và bình thường hóa quan hệ nhưng quan trọng số một đối với Triều Tiên hiện nay là nới lỏng cấm vận và nới lỏng trừng phạt.
Như vậy về phía Mỹ có nhiều "con bài" đánh đổi. Trong khi đó vấn đề hạt nhân không thể giải quyết "cả gói" được đành phải cắt ra từng khúc, tức phải đi từng bước mới đến được cái đích phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
(Còn tiếp: Phần hai: Tại sao lại là Việt Nam?)