• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhạc cụ ca trù – nét độc đáo không trùng lặp

05/04/2012 09:43

(Cinet) - Ca trù được biết đến là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại không chỉ bởi những thể cách độc đáo rất riêng của ca trù, cũng không chỉ bởi đây là dòng nhạc mang tính bác học mà còn bởi những nhạc cụ chỉ “ca trù” mới có.

(Cinet) - Ca trù được biết đến là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại không chỉ bởi những thể cách độc đáo rất riêng của ca trù, cũng không chỉ bởi đây là dòng nhạc mang tính bác học mà còn bởi những nhạc cụ chỉ “ca trù” mới có.

Nghệ nhân đàn đáy Vũ Văn HồngNghệ nhân đàn đáy Vũ Văn Hồng

Ca Trù thông thường được biểu diễn bởi một nhóm gồm ba người. Trong đó có một nữ gọi là đào sử dụng phách, một nhạc công nam giới gọi là kép chơi đàn đáy và một người được gọi là quan viên cầm trống chầu ( trước kia quan viên không phải là một nhạc công mà thường là tác giả của bài thơ mà đào nương biểu diễn hoặc là khách đến tham dự buổi diễn nhưng nhất thiết phải có am hiểu về thơ ca).

   Phách

Cỗ phách được dùng trong biểu diễn ca trù



Phách là nhạc cụ gõ, phách có nhiệm vụ giữ nhịp cho dàn nhạc và người múa.

Bộ phách hát ca trù gồm có bàn phách, tay ba và hai là phách. Bàn phách là miếng tre đực già, dài khoảng 30 cm, rộng chừng khoảng 4 cm, có 2 đầu mấu tre dùng làm chân cho mặt bàn phách cao lên. Tay ba là dùi gõ kép, tay ba chập vào nhau để gõ vào mặt phách. 2 lá phách dài như tay ba, được đào hát cầm bằng tay trái. Khi tay ba gõ vào bàn phách âm sắc phát ra nhòa, bẹt và hơi đục. dùng lá phách gõ vào bàn phách thì âm sắc phát ra sẽ trong, gọn và giòn. Lá phách và tay ba thường dùng gỗ trắc.

Phách cấu tạo đơn giản nhưng kỹ thuật sử dụng rất phong phú, gồm những cách chính như sau:

- Ngón rục: Tay ba hạ xuống và ngay lập tức nẩy lên bàn phách 1 tiếng, lá phách gõ xuống bàn phách 2 tiếng hoặc ngược lại. Ba âm thanh gần nhau đó gọi là tiếng rục.

- Ngón chát: Tay 3 và 2 lá cùng gõ xuống bàn phách tạo nên âm thanh chát, hơi thô.

- Ngón vê: Tay ba và 2 lá gõ thay phiên, gõ nhanh trên bàn phím hoặc tay ba, lá phách gõ kép theo từng tiếng nhịp.

  Đàn đáy

Đàn đáy trước kia chỉ để mộc chứ không được sơn mài, chạm khảm cầu kỳ như hiện nay

Đàn đáy có tên gốc là đàn không đáy còn gọi là vô đề cầm.Trải qua nhiều năm người ta gọi tắt thành đàn đáy, lâu ngày thành quen và trở thành tên chính thức như hiện nay.

   Đàn đáy có 4 bộ phận chính:

- Bầu đàn còn gọi là thùng đàn: bằng gỗ hình thanh cân. Đáy lớn nằm phía trên rộng khoảng 23 – 30 cm, đáy nhỏ nằm phía dưới rộng khoảng 18 – 20cm. Cạnh bên 2 bên khoảng 31 – 40cm. Thành đàn bằng gỗ cứng, dày khoảng 8 – 10cm. Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng có bộ phận để móc dây đàn.

- Cần đàn: dài 1,10 – 1,40 cm gắn phía trên từ 10 đến 12 phím đàn bằng tre nhưng đàn đáy cổ có 16 phím. Các phím này dày và cao, phần đinh dài hơn phần chân phím. Tính từ đầu đàn trở xuống, phím đầu tiên không gắn sát vào sơn khâu như nhiều nhạc cụ khác mà lại nằm ở quãng giữa đàn.

   - Đầu đàn: Hình lá đề, hốc luồn dây có 3 trục chỉnh dây.

- Dây đàn: 3 dây bằng tơ se, dài, mềm, và dễ nhấn mang tên dây hàng, dây trung và dây tiếu. Ngày nay những dây này có thể làm bằng nilon với kích cỡ to nhỏ khác nhau, mỗi dây cách nhau 1 quãng bốn đúng. Dây đàn được chia làm năm cung: cung Nam, cung Bắc, cung Nao, cung Huỳnh và cung Pha.

Đàn đáy có âm vực rộng hơn 2 quãng tám, âm sắc trầm, đục có thể diễn tả tình cảm sâu lắng.Kép đàn xưa cầm miếng gẩy bằng que tre gẩy nhưng ngày nay lại chuộng dùng miếng gẩy nhựa.

Kỹ thuật tay phải gồm có ngón gẩy, hất, vê, giống như cách diễn đàn nguyệt và đàn tì bà. Kỹ thuật tay trái gồm có ngón chìm, nhấn, chồng âm và hợp âm.

Đàn đáy là loại đàn duy nhất trên thế giới không có đáy.

  Trống chầu

Trống chầu dùng trong ca trù có thê được sơn phủ trang trí nhưng thông thường để mộc được ưa chuộng hơn

Trống có 2 mặt hình tròn, đường kính bằng nhau khoảng 15 cm. Mặt trống thường là da nách trâu nạo mỏng nên rất dai và bền. Đường viền da bịt mặt trống chum xuống thân trống khoảng 3 cm, được đóng đinh que. Da trống căng nhưng phải đinh âm tương ứng giọng hát của đào nương. Tang trống cao khoảng 18 cm, bằng gỗ mít nguyên khúc gọi là tang liền, song có khi bằng những mảng gỗ mít bịt lại, sơn phết bên ngoài. Hai dùi trống dài khoảng 2,5 cm bằng gỗ dẻo.  Phía đầu tay cầm to hơn phía đầu gõ vào mặt trống.

Trống có âm sắc thanh gọn, tùy thuộc vào kỹ thuật cầm trống diễn tả sắc thái tình cảm và                khen chê khác nhau.

NLH

NỔI BẬT TRANG CHỦ