(Toquoc)-Nhiều kỹ sư'ngoại' phải về nước nhưng cũng có rất nhiều người chọn VN là'địa chỉ đỏ'để tìm việc thời khủng hoảng.
(Toquoc)- Nhiều kỹ sư người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã phải xách va ly về nước nhưng cũng có rất nhiều người chọn Việt Nam là “địa chỉ đỏ” để tìm việc thời khủng hoảng.
Kẻ ra - người vào
Kinh tế suy thoái không “chừa” bất cứ một ai và với những lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt
Anh Hoàng
Nguyễn Thế Anh, nhân viên phòng kế hoạch một công ty may mặc Hàn Quốc tại Hà Nội cũng cho biết, chi phí cho một nhân viên người nước ngoài làm việc tại văn phòng anh khá cao. Họ được hưởng mức lương từ 4.000- 6.000 USD, đó là chưa kế tiền thuê nhà, chi phí đi lại…
“Văn phòng tôi chưa thấy sa thải nhân viên người Việt Nam nhưng đã sa thải một số nhân viên Hàn Quốc, bởi cùng làm các công việc như nhau nhưng công ty trả lương của họ cao hơn gấp 10 lần chúng tôi. Khi khó khăn như này, việc sa thải một lao động “ngoại” cũng giữ được 10 nhân viên chúng tôi” – Thế Anh nói.
Trong khi đó, Tập đoàn Navigos (quản lý trang web việc làm và tuyển dụng lớn nhất Việt
Theo nhận định của Navigos, dù chưa có con số thống kê chính thức về lượng ứng viên là người nước ngoài tìm việc trong năm nay tại Việt
Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki cho biết, trước đây thuê một chuyên gia tới từ Nhật Bản là điều quá khó nhưng giờ đây chuyện này hoàn toàn nằm trong tầm với của công ty. Ông Huyên tiết lộ, hiện có nhiều chuyên gia của Nhật, Đức… xin đăng ký làm việc tại Việt Nam, Vinaxuki cũng đã ký được hợp đồng với một chuyên gia từng là chủ nhiệm đề tài thiết kế một dòng xe ô tô của Hãng Toyota với mức lương 7.000 USD. Trong khi trước đó, mức lương của chuyên gia này phải là…18.000 USD.
“Ngoại” chất lượng thấp khó có cơ hội
Bà Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc bộ phận Tuyển dụng nhân sự cao cấp, khu vực phía Bắc, Tập đoàn Navigos phân tích, việc gia tăng chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trước hết là do những thay đổi về mặt pháp lý (Việt Nam cam kết bỏ mức trần 3% lao động là người nước ngoài khi gia nhập WTO; việc Chính phủ cho phép Việt kiều có thể mua nhà ở tại Việt Nam…). Ngoài ra, kinh tế Việt
Các công ty Việt
Đây cũng là một điểm yếu của nhân lực Việt
“Trên thực tế, tuyển chọn một ứng viên cao cấp có trình độ chuyên môn giỏi và nổi bật không quá khó nhưng tìm được một ứng viên có kiến thức và kỹ năng tổng quát khác mà đặc biệt là tài chính và marketing – vốn cần thiết đối với một người lãnh đạo chẳng hạn – thì không dễ chút nào” – bà Vân Anh tiết lộ.
Do nhân lực Việt vẫn còn hạn chế về kỹ năng và kinh nghiệm so với nguồn nhân lực cùng cấp độ ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, vì thế, tuyển một giám đốc tài chính (CFO) thường là dễ hơn so với việc tìm và tuyển một tổng giám đốc (CEO) hay một giám đốc điều hành (COO) – vốn đòi hỏi kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực.
Bà Vân Anh cũng cho hay khi tư vấn cho các công ty Việt Nam Tập đoàn luôn khuyến nghị doanh nghiệp cần cân bằng giữa việc tuyển nhân sự người nước ngoài với chi phí; đồng thời họ cũng phải lưu ý đến kế hoạch phát triển lực lượng nhân sự kế thừa của mình nữa.
Tuy cơ hội rộng mở nhưng bà Vân Anh cũng nhấn mạnh, “miếng bánh” đó dành cho những chuyên gia thực sự giỏi. Lao động là Việt kiều hoặc người nước ngoài với chất lượng thường thường bậc trung sẽ cũng không thể giúp được gì nhiều cho doanh nghiệp./.
Thanh Nghị